Người lao động ai cũng có nhu cầu tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân, được tôn trọng, thừa nhận và nhu cầu cầu tiến. Họ luôn quan tâm đến những cơ hội mới như: chức vụ, thu nhập, chế độ, chính sách... và các điều kiện về vật chất và tinh thần khác mà họ nhận được sau khi tiếp quản công việc. Đây là những yếu tố cơ bản để người lao động quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp, với tổ chức. Chính quyết định này ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
Sự kỳ vọng của người lao động về chế độ lương, điều kiện làm việc và được thừa nhận, tin tưởng khi giao phó trách nhiệm cũng như ưu tiên, xem xét các vị trí thăng tiến trong công việc sẽ là động cơ thúc đay quá trình đào tạo nguồn nhân lực mang lại hiệu quả. Ngoài ra, động cơ để người lao động tham gia đào tạo còn tuỳ thuộc vào việc họ kỳ vọng như thế nào về tiền lương, địa vị và các lợi ích khác sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Tuy nhiên, đôi khi người lao động tham gia đào tạo không nhất thiết vì họ cảm thấy việc học cần thiết cho công việc hay thu được lợi nhiều hơn, mà chỉ đơn thuần muốn chứng tỏ khả năng hoàn thiện mình và tự khẳng
định mình về mặt giá trị xã hội. Trong một xã hội tri thức, một người lao động có tri thức, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao thường được mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ hơn những người khác. Chính sự cảm nhận này đã tạo ra một nhu cầu rất chính đáng, đó là nhu cầu được tôn trọng và thừa nhận. Nhu cầu này ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
Chính nhu cầu phát triển bản thân của mỗi cá nhân người lao động đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân nói chung và nguồn nhân lực khu vực hành chính cấp xã, thị trấn nói riêng.