Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 69 - 72)

QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Căn cứ để đề xuất các giải pháp

3.1.1. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Trong bối cảnh phát triển hiện nay của cả nước, của vùng Duyên hải miền Trung và mối liên kết kinh tế giữa các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh... yêu cầu thiết kế những bước đi phù hợp cho nền kinh tế - xã hội của huyện, nhằm tận dụng được cơ hội hội nhập kinh tế, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của

69 9

thể hoá nhiệm vụ phát triển của tỉnh trên địa bàn huyện; định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của thời kỳ 2011 - 2015 và 2016 - 2020, phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở đánh giá khách quan những cơ hội và thách thức, nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại thời gian qua để luận chứng các mục tiêu, lựa chọn những nhiệm vụ, giải pháp chính nhằm thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển bền vững.

Mục tiêu tổng quát là: Duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng sản xuất công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thương mại từ huyện đến xã đạt chất lượng khá. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Sau năm 2020 đưa huyện Quảng Ninh ra khỏi tình trạng huyện thuần nông kém phát triển, trở thành huyện phát triển ở mức khá trong tỉnh.

Các mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của huyện đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 14 - 15%; - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%; - Giá trị khu vực dịch vụ tăng bình quân hàng năm 13%/năm; - Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 5 - 6%/năm; - Sản lượng lương thực đến năm 2020 đạt 50.000 tấn;

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020, như sau: + Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 27% GDP;

70 0

+ Thương mại - Dịch vụ chiếm 25% GDP;

- Thu ngân sách trên địa bàn huyện đến năm 2020 đạt 80 tỷ đồng. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng.

- Sản lượng lương thực bình quân đầu người 551 kg/người/năm. - Giải quyết việc làm cho 4.000 lao động.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3 - 4%.

- Hàng năm duy trì 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Trường đạt chuan quốc gia đến năm 2020 có 100% trường, trong đó có trên 50% trường đạt chuan mức II.

- Đến năm 2020 có 90% số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh. Muốn đạt được các mục tiêu này, chính quyền huyện Quảng Ninh cần tập trung chỉ đạo:

- Tạo việc làm mới, giải quyết thêm việc làm, nâng cao chất lượng lao động có tay nghề.

- Thực hiện đáp ứng cơ bản nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Bảo đảm tái sản xuất sức lao động, tăng thu nhập nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của các tầng lớp nhân dân. Phấn đấu xóa đói giảm nghèo đến mức thấp nhất, hàng năm giảm ít nhất từ 3 - 4% hộ nghèo.

- Tiếp tục củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, quan tâm giáo dục mầm non, giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Quy hoạch hợp lý quy mô trường, lớp phù hợp với điều kiện từng vùng. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn, nâng cao chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ

71 1

giáo dục, đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài. Phát huy tốt vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, bảo đảm thực hiện chức năng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và dạy nghề xã hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn lực cho địa phương.

- Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi. Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân, nâng cao thể lực của thiếu niên, tăng tuổi thọ bình quân của toàn dân. Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo, đồng thời để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi huyện phải tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp xã, thị trấn phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỷ năng nghề nghiệp và nhận thức trong thời đại mới.

3.1.2. Xuất phát từ nhiệm vụ và yêu cầu phát triển nguồn nhân lựchành chính cấp xã của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w