Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 76 - 77)

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính cấp xã cần phải đảm bảo một cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp, đặc biệt chú trọng đến cơ cấu các loại hình nhân lực và phân bố đồng đều cho từng địa phương.

Việc sắp xếp, sử dụng CBCC xã cần được thực hiện đúng quy hoạch, bố trí công việc đúng chuyên ngành, chuyên môn đào tạo, đúng năng lực, sở trường công tác. Thực hiện tốt hơn nữa việc phân công, giao nhiệm vụ, tạo điều kiện, giúp đỡ để CBCC cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là đối với số cán bộ trẻ, cán bộ nữ.

Cơ cấu lao động theo sự phân công lao động cũng cần phải thay đổi theo hướng gia tăng hơn nữa số cán bộ, công chức nữ làm việc tại các xã. Vì vậy, các địa

76 6

gia tăng số lượng cán bộ, công chức nữ sao cho trong thời gian tới tỷ lệ cán bộ nữ đảm bảo tăng theo dự báo là 20%.

Mạnh dạn bổ sung, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng phát triển đã được đào tạo đạt chuẩn về trình độ học vấn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ giữ các chức vụ chủ chốt, nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã về những địa phương đang thiếu cán bộ, kịp thời thay thế những cán bộ yếu về năng lực, tinh thần trách nhiệm nhằm đảm bảo tốt cho công tác phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện.Cơ cấu lao động theo độ tuổi cũng phải thay đổi sao cho trẻ hóa đội ngũ CBCC đảm bảo được số cán bộ trẻ dưới 45 tuổi chiếm 30% như dự báo trong tổng số nguồn nhân lực hành chính cấp xã.

Cơ cấu ngành nghề phải thay đổi sao cho phân công công việc phải phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Để làm được điều đó, huyện Lệ Thuỷ cần phải làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng CBCC, phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuan và số lượng của chức danh cần tuyển dụng; phải căn cứ vào ngành nghề đang thiếu và đòi hỏi cao về chất lượng đầu vào.

Con người ai cũng muốn được trọng dụng, được phát huy sở trường của mình. Do vậy, khi một người được tuyển vào làm việc đúng với công việc mà mình ưa thích, đúng chuyên ngành được đào tạo, họ sẽ làm hết khả năng mà họ có đồng thời phát huy được tính sáng tạo và lòng nhiệt huyết trong họ. Ngược lại, nếu một người được đưa vào làm việc trái với chuyên ngành, sở trường, vị trí họ sẽ không những không sử dụng được chuyên ngành của họ mà còn sinh ra chán nản, dẫn đến hiệu quả công việc sẽ rất thấp, đồng thời gây ra tình trạng lãng phí về lao động. Vì vậy, muốn thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn cần phải quan tâm đến việc sử dụng hợp lý con người, nhất là sự phù hợp giữa năng lực, chuyên môn của người đó với vị trí công việc được giao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w