Những bài học kinh nghiệm cho huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 40)

bộ nguồn về xã, thị trấn công tác ngoài chế độ tiền lương theo quy định, được phụ cấp thêm 15% mức lương theo hệ số lương được hưởng. Đồng thời, huyện còn tranh thủ sự ủng hộ đầu tư từ các nguồn vốn khác của các to chức, cá nhân trong và ngoài huyện phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của huyện.

1.5.2. Những bài học kinh nghiệm cho huyện Quảng Ninh, tỉnh QuảngBình Bình

Từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số địa phương trong nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm vận dụng cho huyện Quảng Ninh trong việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã:

- Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng một cách đồng bộ, huyện cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước phải là những người được qua đào tạo cơ bản và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng. Được rèn luyện, học hỏi trong thực tế và phải hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức nhà nước.

- Xây dựng các đề án liên kết đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức với các trường đại học có uy tín, chất lượng và phù hợp với chuyên môn, vị trí công việc.

- Cần tranh thủ sự ủng hộ đầu tư từ các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện để phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho huyện trong thời gian tới.

- Ban hành một cách đầy đủ, thống nhất hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC hành chính tại địa phương.

- Cán bộ công chức hành chính cấp xã phải là những người được đào tạo cơ bản tại các trường đại học, cao đang và tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng sau khi tuyển dụng; được rèn luyện, thử thách qua các vị trí công tác; phải là những người tiêu biểu, ưu tú về năng lực và hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức cần thiết của một CBCC.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng loại hình công việc. Coi đây là căn cứ cho công tác tuyển dụng, sử dụng và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBCC và là tiêu chuẩn để CBCC rèn luyện, phấn đấu.

- Thi tuyển CBCC phải công khai, minh bạch và bình đang, đó là phương pháp tốt nhất để lựa chọn CBCC có chất lượng.

- Phải có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với CBCC và các chính sách này ngày càng phải được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là chính sách tiền lương, nhà ở công vụ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBCC hành chính.

- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát trong thực thi công vụ, thưởng phạt nghiêm minh đối với CBCC.

-Tổ chức bộ máy phải được xây dựng một cách gọn nhẹ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Tóm lại, CBCC hành chính cấp xã có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tồn tại và phát triển của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Nói cách khác, muốn xã hội ổn định, phát triển thì không thể không phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương đó. Đây là một yếu tố tất yếu khách quan tồn tại trong quá trình hình thành và phát triển không chỉ riêng huyện Quảng Ninh mà của cả các địa phương trên cả nước.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở hệ thống lý luận cơ bản về nguồn nhân lựchành chính cấp xã đã cho thấy rằng, nguồn nhân lựchành chính cấp xã có vị trí, vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện. Chất lượng và hiệu quả của hệ thống chính trị cấp xã đều được quyết định bởi năng lực chuyên môn, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn của đội ngũ CBCChành chính cấp xã. Do đó việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã là quá trình tác động có mục đích của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở luật định đối với đội ngũ CBCC cấp xã theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả nhất định.

Trong chương 1, luận văn đã phân tích làm rõ những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã; nguồn nhân lực hành chính cấp xã; đặc điểm nguồn nhân lực hành chính cấp xã; vai trò phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã.

Trong chương này luận văn đã trình bàynội dung phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã bao gồm: xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực, phát triển chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực, phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và các phẩm chất của nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; Chính sách phát triển nguồn nhân lực; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; quản trị nguồn nhân lực. Vì vậy muốn phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã cần xây dựng và đảm bảo tốt các yếu tố đó.

Những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã ở chương một là cơ sở để học viên phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w