1.5.1.1. Kinh nghiệm của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Cùng với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020, huyện Quảng Điền đã ban hành và triển khai thực hiện
Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kết hợp thực hiện cải cách hành chính.
Sau 2 năm thực hiện đến nay, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của huyện từng bước được nâng cao theo hướng trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, với phương châm “động” và “mở”, mỗi chức danh quy hoạch 2 đến 3 cán bộ, mỗi cán bộ được quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh. Trong năm 2011, 2012mở lớp trung cấp Chính trị - Hành chính tại huyện đào tạo cho 115 cán bộ, công chức và mở lớp đại học hệ tại chức vừa học, vừa làm tại huyện cho 140 cán bộ, công chức và dự nguồn đào tạo ngành hành chính; 100% đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016 được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của người đại biểu. Đồng thời, kiên quyết xử lý kỷ luật 5 đồng chí và đang tiến hành xem xét kỷ luật 4 đồng chí có những sai phạm. Đây là động lực, góp phần xây dựng chỉnh đốn bộ máy hành chính nhà nước, nhất là bộ máy cấp xã ngày một trong sạch, vững mạnh.
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cơ sở của huyện Quảng Điền luôn được quan tâm, tuyển chọn và bổ sung. Nhiều cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản đã được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực và sở trường công tác. Ngoài ra cán bộ, công chức cấp xã được cử đi học các trường, cơ sở đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên ngành như: luật, quản lý đất đai, kinh tế, quản trị văn phòng, trung cấp công an, trung cấp quân sự...; 100% cán bộ chủ chốt là chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được bồi dưỡng kỹ năng quản
lý, lãnh đạo, kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; kỹ năng thuyết trình; cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” được ưu tiên tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng quản lý công việc cá nhân. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có năng lực và trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng, được nâng cao kỹ năng và nhận thức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính ở địa phương.
Nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu của tổ chức và nhân dân việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từng bước được đay mạnh. Cổng thông tin điện tử (Website) của huyện thường xuyên được cải tiến, là kênh giao tiếp giữa chính quyền và công dân. Số lượng cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong công việc tăng lên đáng kể, giảm thiểu số lượng văn bản giấy qua đường bưu điện. Huyện thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức. Hiện nay, hầu hết Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đều được trang bị thiết bị tin học, đáp ứng nhu cầu công việc.
Việc thực hiện đồng bộ các đề án này với nhau giúp huyện Quảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế có một đội ngũ nguồn nhân lực hành chính dồi dào, tạo được nguồn cán bộ chủ chốt cho các xã, thị trấn đảm bảo đủ năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thực thi công vụ .
1.5.1.2. Kinh nghiệm của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Nhận thức được công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là một trong những việc làm cấp thiết và quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta tăng cường chỉ đạo. Huyện Hoài Nhơn đã thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn
nhân lực của huyện đạt được những kết quả quan trọng, trong đó công tác quy hoạch cán bộ hằng năm được bổ sung, đảm bảo tiêu chuan, nâng cao chất lượng; công tác đào tạo cán bộ được coi trọng; trình độ đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên. Đến cuối năm 2012 có 155/203 cán bộ, công chức cấp huyện có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm 76,4%, tăng 6,4% so với Chương trình hành động của Huyện ủy; có 84 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đạt 41,2% (trong đó: có 49 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, đạt 24,12%). Có 87,53% cán bộ công chức, chuyên trách xã, thị trấn tốt nghiệp THPT, tăng 7,53% so với Chương trình hành động của Huyện ủy.
Có được kết quả như trên là do hàng năm huyện Hoài Nhơn đều có chỉ đạo rà soát, đưa ra những người không đủ chuẩn, không có điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng ra khỏi danh sách qui hoạch và bo sung vào danh sách qui hoạch đối tượng trẻ, con em gia đình có công cách mạng để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng lên.
Bên cạnh đó, huyện còn dành một phần kinh phí ngân sách ưu đãi thu hút cán bộ có bằng thạc sỹ, cán bộ khoa học kỹ thuật, sinh viên tốt nghiệp đại học đạt loại khá, giỏi về huyện, xã, thị trấn công tác bằng 30% so với chế độ ưu đãi theo Quyết