Xuất phát từ nhiệm vụ và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 72 - 74)

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, hướng tới mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tới. Huyện Quảng Ninh đã xác định mục tiêu chủ yếu đến năm 2020.

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực hành chính của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2010 là đưa nhân lực huyện phát triển cả về số lượng và chất lượng; hình thành đội ngũ lao động có trình độ cao và có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong hội nhập, phát triển bền vững, ổn định

72 2

huyện nhà.

Phát triển nguồn nhân lực hành chính của huyện theo hướng toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể lực. Có ý chí, có năng lực tự học và tự nghiên cứu; năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và chủ động trong môi trường sống và làm việc.

Phát triển nguồn nhân lực hành chính 3 cấp địa phương phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Xây dựng nguồn nhân lực hành chính của huyện có cơ cấu trình độ, ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và thế mạnh phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Xây dựng được xã hội học tập và hệ thống các cơ sở đào tạo, trong đó chú trọng việc gửi đi đào tạo nhân lực tiên tiến, chất lượng cao, liên kết đào tạo ở địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.

Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo động lực cho bước phát triển nhanh trong thời gian tới.

Nhiệm vụ và yêu cầu đến năm 2010 nguồn nhân lực hành chính cấp xã, huyện Quảng Ninh phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu sau:

- 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ cấu hợp lý; tỷ lệ cán bộ nữ ít nhất là 20%, cán bộ trẻ dưới 45 tuổi 30%, cán bộ dân tộc thiểu số ở các xã miền núi đạt từ 25-30%.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức xã có trình độ đại học trở lên đạt trên 50%; 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt các xã có trình độ cao đẳng, đại học trở lên; 100% cán bộ

73 3

vụ trở lên; tỷ lệ công chức các xã có trình độ văn hoá trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt từ 85% trở lên.

- Đối với đội ngũ CBCC cấp xã phải đạt chuẩn và được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, đào tạo trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học theo quy định và đạt trên 50% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. - 100% CBCC cấp xã có trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên để nâng cao

chất lượng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w