Bài học về việc xác định (có) quan điểm và chính sách phát triển nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhật bản (1995 2020) và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 133 - 135)

c. Khái niệm phát triển (đào tạo) nguồn nhân lực chất lượng cao (PTNNLCLC)

3.2Bài học về việc xác định (có) quan điểm và chính sách phát triển nguồn nhân lực chất

lực chất lượng cao đúng đắn của Nhật Bản

Nhật Bản vốn là một đất nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, lại bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, và kiệt quệ về kinh tế; sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản chính là nhờ vào nguồn lực của con người. Nhân tố con người được coi là vốn quý giá, và là sức mạnh quyết định dẫn đến sự thành công của Nhật Bản ngày nay. Đây chính là bài học quý giá cho Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Người Nhật rất tự hào và tự tôn về dân tộc mình. Chính vì thế, để phục hồi danh dự sau khi thất bại trong cuộc chiến vào năm 1945. Người Nhật đã đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng đồng lòng khôi phục lại đất nước từ đống đổ vỡ. Ngoài ra, ta có

126

thể thấy trong tiến trình phát triển hưng thịnh, sự thay đổi kỳ diệu của Nhật Bản xuất phát từ nền tảng giáo dục. Chính phủ Nhật đã chú trọng tới giáo dục đào tạo và luôn coi đây là chính sách hàng đầu. Giáo dục đóng vai trò hết sức to lớn, giúp Nhật Bản thắng lợi trong công cuộc canh tân đất nước. Sự thành công trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước Mặt trời mọc nó có ý nghĩa sâu sắc đối với các nước trên thế giới, mà không riêng gì Việt Nam. Chính sách coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực con người đã được Nhật Bản đề xuất từ thời kỳ Minh Trị, thể hiện rất rõ trong việc chú trọng phổ cập giáo dục phổ thông. Một bước đi quan trọng của Nhật Bản trong phát triển nguồn nhân lực đó chính là sự coi trọng và chia sẻ kiến thức. Toàn thể nhân dân Nhật Bản đã cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường cấp Đại học.

Nhật Bản là đất nước thuộc châu Á, có nhiều đặc điểm văn hóa xã hội gần gũi với Việt Nam. Nhật Bản nhanh chóng phát triển thành một siêu cường quốc kinh tế, hiện đại hóa kinh tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Việc thay đổi hệ thống giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, giúp nâng cao đời sống nhân dân đây chính là mô hình tốt để áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn của Việt Nam.

Với tinh thần khoa học phương Tây, đạo đức phương Đông, cùng phương châm “học đi đôi với hành”, người Nhật đã không ngừng tiếp thu học hỏi những tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước phát triển trên thế giới. Không chỉ thay đổi sách giáo khoa, mà chương trình, nội dung đào tạo cũng được thay đổi theo hướng linh hoạt phù hợp hơn. Luôn coi trọng khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tự giác, độc lập của mỗi người học, và đặc biệt quan tâm đến năng khiếu của mỗi cá nhân để phát triển khả năng, kiến thức. Việc đào tạo luôn gắn với thực tiễn cuộc sống, với hoạt động sản xuất. Những môn khoa học ứng dụng thực tiễn được đưa vào trường học với phương pháp dạy sáng tạo, giúp học sinh trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với thời kỳ mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó, chính phủ Nhật còn chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở ngoài nước kết hợp với xây dựng hệ thống trường học đào tạo trong nước. Sử dụng

127

nguồn ngân sách của nhà nước đầu tư vào giáo dục, gửi những học sinh ưu tú ra nước ngoài để học tập. Sau khi về nước, họ là những người đóng vai trò tích cực trong việc nghiên cứu khoa học và là những nhân vật nòng cốt, kế cận để tiếp tục phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và là những nhà giáo dục thay thế cho đội ngũ Giáo sư người nước ngoài. Ngoài việc coi trọng tài năng của người nước ngoài, chính phủ Nhật còn xây dựng chính sách mời gọi nhiều giáo sư, chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại Nhật Bản giúp tăng cường kiến thức chuyên môn và chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh việc tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến, Nhật Bản còn chú trọng đến việc nâng cao khả năng ngoại ngữ cho người dân. Đây chính là nền tảng giáo dục, sự phát triển toàn diện của nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhật bản (1995 2020) và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 133 - 135)