Bài học sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhật Bả n

Một phần của tài liệu Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhật bản (1995 2020) và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 135 - 137)

c. Khái niệm phát triển (đào tạo) nguồn nhân lực chất lượng cao (PTNNLCLC)

3.3Bài học sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhật Bả n

Trong thời kỳ kinh tế phát triển vượt bậc theo hướng quốc tế hóa toàn cầu hóa, thì chế độ việc làm suốt đời và hệ thống thâm niên của Nhật Bản với vai trò là vận mệnh giữa nhân viên và doanh nghiệp cùng chung tay tạo ra hiệu quả sản xuất, phát triển doanh nghiệp và đảm bảo kinh tế cho gia đình đã không còn khả thi. Trước đây, vào những năm 1980, người Nhật luôn coi trọng yếu tố trung thành với công ty, doanh nghiệp và đánh giá cao tính ưu việt của chế độ tuyển dụng suốt đời. Mô hình này lúc bấy giờ đã nâng cao được tinh thần hăng say làm việc của người lao động, và tạo ra không khí coi trọng tinh thần tập thể. Khi đó, do cuộc sống của người dân Nhật Bản còn rất khó khăn, kinh tế và xã hội tương đối khép kín, ít bị cạnh tranh hay tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Tình trạng nạn đói, thất nghiệp, lạm phát cao, thu nhập trên đầu người thấp chính vì thế khiến người dân Nhật lúc bấy giờ không dám mạo hiểm, họ tiếp thu, sao chép và cải tiến công nghệ nhập khẩu ít có sự sáng tạo. Nguồn lao động dư thừa, dân số trẻ, thêm vào đó là các doanh nghiệp chỉ cần những người lao động trung thành, biết tuân thủ, biết tiếp thu, biết hòa hợp với những người xung quanh nên họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thể tồn tại. Tuy nhiên, từ thập niên 1990, nền kinh tế suy thoái kéo dài cùng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình xã hội, cộng thêm vấn đề già hóa dân số và nguồn lực lao động giảm khiến cho

128

phương thức quản lý và sử dụng NNLCLC tại các doanh nghiệp của Nhật Bản cũng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Ngày nay, với nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế hóa, có tính cạnh tranh cao đòi hỏi sự năng động sáng tạo. Các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản họ coi trọng năng lực chuyên môn cá nhân và khả năng hành động độc lập nên thiên về ký kết hợp đồng làm việc theo khả năng và thành tích cá nhân.Việc tuyển dụng nguồn nhân lực được chọn lọc kỹ lưỡng hơn nhằm phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Chính vì thế, người lao động luôn phải biết học hỏi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn để thể hiện được năng lực của bản thân và tạo hiệu suất cao trong công việc. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ là các sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học khác nhau. Tuyển dụng cả những người đã từng làm việc ở các công ty, xí nghiệp khác; việc tuyển dụng này được thực hiện quanh năm thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Và đặc biệt, tiêu chuẩn tuyển dụng nhấn mạnh vào những người có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có kỹ năng, tay nghề cao, năng động sáng tạo và dễ thích ứng với công việc đòi hỏi kỹ thuật công nghệ mới.

Từ đây, có thể thấy quan niệm về sử dụng, quản lý theo chế độ làm việc suốt đời đã thay đổi, yếu tố thâm niên vẫn được tính đến một độ tuổi nhất định. Chính vì thế lực lượng lao động lớn tuổi tại các doanh nghiệp bị về hưu sớm. Hiện trạng này, giúp cho các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, và có nguồn tài chính chi trả cho nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, chất lượng cao.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất chú trọng đến chế độ đãi ngộ như: tiền lương, khen thưởng và phúc lợi. Tiền lương chi trả cho người lao động phụ thuộc vào khả năng của mỗi công ty, nhưng tiền lương theo thâm niên công tác đối với NNLCLC là tương đối cao. Mức tiền thưởng đối với từng cá nhân người lao động hoàn thành tốt công việc hoặc có thành tích vượt trội sẽ tỉ thuận với kết quả doanh thu của doanh nghiệp. Đây chính là động lực thúc đẩy tính cạnh tranh và sự cố gắng làm việc, cống hiến hết sức mình vì hiệu suất công việc giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.

129

Ngoài ra, các chế độ chính sách để bảo vệ cuộc sống của người lao động cũng được hoàn thiện: chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi. Việc xây dựng một xã hội mới, xã hội tốt đẹp hơn đã được tiến hành trong quá trình phát triển kinh tế cao độ là đặc điểm của Nhật Bản. Mọi người dân lao động đều tham gia đóng Quỹ lương hưu để sau này khi hết tuổi làm việc, đều có thể yên tâm sinh sống. Chế độ bảo hiểm y tế được thực thi một cách đầy đủ để mọi người dân khi ốm đau đều có thể đến bệnh viện điều trị sức khỏe. Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tuyển dụng được hoàn thiện để mọi người dân có thể yên tâm làm việc.

Một phần của tài liệu Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhật bản (1995 2020) và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 135 - 137)