Bài học về việc thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng

Một phần của tài liệu Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhật bản (1995 2020) và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 137 - 161)

c. Khái niệm phát triển (đào tạo) nguồn nhân lực chất lượng cao (PTNNLCLC)

3.4 Bài học về việc thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng

chất lượng cao của Nhật Bản áp dụng vào Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á mới nổi có tốc độ phát triển nhanh với nhiều kỳ vọng về phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong giai đoạn gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện có hơn 1.900 công ty Nhật Bản đang mở rộng vào Việt Nam nhằm mở rộng khả năng thị trường. Chính vì thế nguồn nhân lực trở thành một nguồn lực vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản thì ta có thể thấy, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao đó chính là giáo dục đào tạo.

Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”. Hay như Nelson Mandela cũng từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất con người có thể sử dụng để thay đổi thế giới. Giáo dục không chỉ cho phép ta cải thiện cuộc sống; làm giàu nguồn nhân lực của một nền kinh tế - yếu tố quan trọng đối với sự thịnh vượng và tiến bộ của xã hội”. Như vậy, giáo dục không chỉ giúp các cá nhân cải thiện cuộc sống của họ, mà còn làm giàu có thêm vốn nhân lực của nền kinh tế, vốn rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và tiến bộ xã hội. Để tiến hành và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã vạch ra và triển khai đường lối, chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài.

130

Nhưng việc đầu tiên cần phải làm đó chính làxây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, nâng cao thể chất, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đây chính là tiền đề, là bước đột phá để Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu về nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy thì việc tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi ngườidân Việt là việc rất cần thiết. Khi toàn cầu hóa tiến triển, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ mang lại sự tiện lợi và phong phú của cuộc sống cho con người, và là động lực của sự phát triển của ngành công nghiệp và xã hội. Do đó việc chúng ta tập trung vào khoa học công nghệ và tăng cường khả năng cạnh tranh cũng trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng.

Tiếp theo đó chính là sứ mệnh cao cả của giáo dục đối với việc đào tạo nhân tài tiếp nối sự nghiệp phát triển đất nước. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong thời đại xã hội, kinh tế, khoa học và công nghệ, v.v. được liên kết trên quy mô toàn cầu hóa, quốc tế hóa, khoa học công nghệ phát triển đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, vấn đề đổi mới giáo dục, xây dựng chiến lược giáo dục đào tạo và phát triển khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao dân trí và xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện được quan tâm hơn bao giờ hết. Do đó, cần thiết lập một hệ thống phát triển nguồn nhân lực để các cá nhân có thể tối đa hóa khả năng của mình và đạt được mục tiêu của riêng họ. Thêm nữa là việc tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh sinh viên; kết hợp với xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, cũng nên đồng bộ đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và tăng cường hơn nữa quốc tế hóa nền giáo dục, đẩy mạnh hợp tác trao đổi giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng, trải nghiệm học tập toàn cầu và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Để tạođược sựđột phá trong chiến lược nhân tài, cần xây dựng hoàn thiệnnhững chủ trương, chính sách riêng ưu tiên đặc biệt trong phát hiện,đào tạo, thu hút và sử

131

dụng nhân tài.Bên cạnh đó là xây dựng những giải pháp thu hút, chiêu mộ nhân tài về quê hương sinh sống, làm việc và cống hiến.Như vậy sẽthực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh đúng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ

nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững".

Lực lượng lao động Việt Nam hiện nay là 51,0 triệu người, chiếm 55,4% dân số; trong đó lao động thanh niên cần được đặc biệt quan tâm đào tạo và phát triển nâng tầm kỹ năng. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng: “Tăng năng suất lao động trong giai đoạn tới đây phải dựa chủ yếu vào nhân tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, nhưng muốn đổi mới, sáng tạo, thì phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhất là phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ”. Như vậy, vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đó chính là việc phân công, bố trí công việc sao cho đúng người, đúng việc, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người. Đặc biệt là phải đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ lúc ban đầu. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, mức độ gắn bó của nhân lực đối với cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, công ty,… mà họ vào làm việc. Việc phân công, bổ nhiệm hợp lý sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc tốt hơn và sẽ phát huy được thế mạnh của bản thân.

Song song với quá trình đào tạo, Chính phủ cũng cần phải hoàn thiện những chính sách thu hút và đãi ngộ người lao động một cách hợp lý. Theo đó, chúng ta cần sớm cải cách, đổi mới chính sách tiền lương bởi đây chính là động lực để thu hút và phát huy năng lực nguồn lao động chất lượng cao. Chế độ tiền lương cần nhanh chóng cải cách theo hướng toàn diện, triệt để, xây dựng hệ thống lương, thưởng hợp lý, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tốc độ cải cách tiền lương khu vực kinh tế Nhà nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Xây dựng quy chế trả lương, thưởng gắn với khả năng đóng góp, trách nhiệm và hiệu quả trong công việc. Đồng thời cải thiện môi trường làm việc, chính sách việc làm,

132

thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư…

Cuối cùng, đó chính là việc chúng ta nên sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài; và cải tổ bộ máy quản lý cho phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tiểu kết 3

Trong xã hội hiện đại, NNLCLC là một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế quốc tế có tác động lớn đến sự phân công lao động và làm cho sự cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Chính vì thế để phát triển được NNLCLC thành công thì cần phải có những chính sách hợp lý. Việc đầu tư đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNLCLC đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Nhật Bản luôn tích cực xây dựng mối quan hệ tích cực toàn diện và đã nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh hoạt động hợp tác ở các lĩnh vực như chính trị ngoại giao, kinh tế thương mại thì lĩnh vực đào tạo, PTNNLCLC cũng luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của hai chính phủ. Thông qua nguồn vốn ODA nhận được từ sự giúp đỡ của Nhật Bản, Việt Nam đã có thể xây dựng, cải thiện nhiều công trình, nhiều cơ sở vật chất dành cho giáo dục từ đó cải thiện và nâng cao được chất lượng giáo dục. Giao lưu học thuật giữa hai nước ngày một phát triển mạnh mẽ, số lượng người Việt học tiếng Nhật cũng như số du học sinh, thực tập sinh tại Nhật Bản ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản còn được chú trọng hơn nữa trong quan điểm về việc đào tạo phát triển NNLCLC. Hằng năm, ngoài việc ký kết hợp tác đào tạo giữa các trường Đại học của hai nước, thì chính phủ Nhật đã ưu ái dành cho học sinh, sinh viên rất nhiều chương trình học bổng. Cùng với đó là rất nhiều những buổi hội thảo chuyên đề giữa các trường Đại học Việt

133

– Nhật đã được tổ chức giúp cho các giảng viên, giáo viên cùng nhau trao đổi và học tập phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.

Nhìn lại quá trình hợp tác đào tạo NNLCLC từ 1995 đến nay, có thể thấy rằng, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo NNLCLC đã gặt hái được nhiều thành công, giúp cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên mật thiết hơn. Bên cạnh đó, hai nước cũng cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc xem xét lại những mặt còn hạn chế, đề ra hướng đi mới để giải quyết những khó khăn và khắc phục những vấn đề còn tồn đọng để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ hợp tác và phát triển lợi ích quốc gia.

134

KT LUN

Suốt chiều dài lịch sử, người Nhật Bản đã chứng tỏ một khả năng phi thường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của mình. Từ một nước bại trận trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước bị tàn phá nặng nề, kiệt quệ cả về kinh tế lẫn cơ sở vật chất. Thế nhưng, với sức mạnh đoàn kết và ý thức dân tộc cao độ người Nhật đã liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh thống nhất để phục hồi danh dự cho đất nước. Đưa Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp trở thành cường quốc tư bản tại châu Á và là một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Một trong những yếu tố quan trọng cho sự hồi sinh phi thường này của Nhật Bản đó chính là nhờ vào con người. Người Nhật cho rằng, con người chính là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước.

Vấn đề nguồn nhân lực, PTNNL nói chung và PTNNLCLC nói riêng được coi là yếu tố quan trọng nhất đối với các quốc gia. Trong các chính sách PTNNLCLC của Nhật Bản không thể không đề cập đến vấn đề giáo dục đào tạo, bởi đây chính là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với hệ thống PTNNLCLC. Qua nhiều giai đoạn lịch sử thì việc đào tạo NNLCLC của Nhật Bản có nhiều sự thay đổi bởi sự tác động của bối cảnh trong nước và toàn cầu hóa.

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại có thể thấy sự thay đổi kỳ diệu đều xuất phát từ nền tảng giáo dục, chính vì thế trong xu hướng hội nhập quốc tế hóa ngày nay, vấn đề cải cách giáo dục, đào tạo đại học; đặc biệt là vấn đề đầu tư, phát triển NNLCLC luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm sâu sắc nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phát triển NNLCLC là việc hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia. Không ngoại lệ, vấn đề đào tạo NNL tri thức, có trình độ cao cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở nước ta hiện nay.

Từ việc coi trọng tri thức để nâng cao dân trí và đào tạo đội ngũ nhân tài cho đất nước, họ đã phát động phong trào và truyền bá tiếp nhận tri thức phương Tây. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản mặc dù ảnh hưởng của nền giáo dục Âu – Mĩ là không nhỏ, nhưng các yếu tố truyền thống không hề bị mai một. Với tinh thần “khoa học

135

phương Tây, đạo đức phương Đông” người Nhật đã không ngừng học hỏi, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại nhưng vẫn giữ vững những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc của mình thể hiện qua việc coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục trẻ em. Ngay từ cấp tiểu học, học sinh đã được dạy tính tự lập và quyết đoán; bên cạnh đó các em còn được học các môn học về đạo đức, học các lễ nghi, về tinh thần đoàn kết, tính dân tộc,… Bên cạnh đó, chính phủ Nhật còn mời các chuyên gia, giáo sư hàng đầu ở nước ngoài đến Nhật Bản làm việc, cùng tham gia vào công tác giảng dạy và cùng nghiên cứu khoa học. Tổ chức các hoạt động hội thảo khoa học để sinh viên cũng như giảng viên được tiếp cận với kiến thức mới, phương pháp giảng dạy mới, nắm bắt được tri thức mới của thời đại. Ngoài ra, họ còn xây dựng nhiều hệ thống trường học đào tạo trong nước, trong đó không thể không nói đến những trường tư thục, các trường liên kết đào tạo quốc tế, và các trường dạy tiếng nước ngoài. Từ đây sẽ nâng cao trình độ học sinh, cũng như khả năng ngoại ngữ của học sinh. Việc tiếp nhận tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây, trau đồi vốn ngoại ngữ (tiếng Anh) chính là con đường nhanh nhất đưa đất nước Nhật Bản vào thế giới văn minh, hiện đại. Chưa dừng lại ở đó, Chính phủ Nhật Bản còn sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước để gửi các em học sinh ưu tú ra nước ngoài để học tập. Sau khi học xong họ quay trở lại Nhật, và sẽ là nguồn lực đóng vai trò tích cực cho việc truyền đạt, phổ biến kiến thức cho các thế hệ kế cận. Góp phần thành công trong sự nghiệp cải cách giáo dục của Nhật Bản.

Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa; kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội của nhân dân ngày càng được cải thiện. Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác cũng như nhận được sự giúp đỡ từ các nước phát triển, trong đó không thể không nhắc đến sự giúp sức rất lớn từ phía Nhật Bản. Từ năm 1973, mối bang giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản được phát triển không ngừng và ngày càng khắng khít. Rất nhiều các dự án hợp tác được ký kết, trong đó lĩnh vực hợp tác PTNNLCLC cho Việt Nam được quan tâm hàng đầu. Thông qua nhiều hình thức hợp tác, Nhật Bản đã hỗ trợ và giúp sức rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây. Trong đó có thể kể đến đầu tiên đó chính là sự hỗ trợ từ nguồn vốn

136

ODA dưới sự điều phối của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA, rất nhiều những dự án lớn, nhỏ đã được thực hiện ở Việt Nam. JICA đã phái cử hơn 7000 chuyên gia, tư vấn, tình nguyện viên sang Việt Nam đến làm việc tại các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. Họ tham gia vào các chương trình huấn luyện – đào tạo tại chỗ, truyền những kinh nghiệm, cách thức làm việc cũng như các tri thức mới, kỹ thuật tiên tiến cho người lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật còn tài trợ cho hơn 28000

Một phần của tài liệu Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhật bản (1995 2020) và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 137 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)