Khái niệm lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 30)

Theo Lại Thị Đông Hà (2016) lao động nữ ở nông thôn gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lý do nào đó hiện tại chưa tham gia lao động.

Lao động nữ ở nông thôn có các đặc điểm sau:

- Số lượng lớn: Theo công bố của Tổng cục thống kê, tính đến quý 1 năm 2019, cả nước có 48,8 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lực lượng lao động ở thành thị là 16,9 triệu người (chiếm 34,7%); lực lượng lao động ở khu vực nông thôn là 31,9 triệu người (chiếm 65,3 %).Trong đó, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,3 triệu người, chiếm 45,6% tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2019 ước tính là 76,6%, giảm 0,6% điểm phần trăm so với quý trước, giảm 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 71,1%, thấp hơn 11,3 điểm phần trăm so với lực lượng lao động nam (82,4%).

- Lao động nữ ở nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp. Khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn quá thấp. Gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn, trong đó đa phần có kỹ năng nghề rất thấp; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống.

- Tính thời vụ. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn (đặc biệt là bộ phận lao động sản xuất trực tiếp) làm việc có tính chất thời vụ do đặc thù của nghề nông. Đối tượng của nghề nông là cây trồng, vật nuôi, chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng, vật nuôi ở những địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh viễn, chúng ta chỉ có thể tìm cách giảm tính thời vụ chứ không thể xóa bỏ được.

- Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng và các dân tộc; nhận thức của lao động về học nghề (nhất là người lao động dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn) còn chưa sâu sắc, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài. Nhiều lao động qua đào tạo nghề còn hạn chế về tác phong và kỷ luật lao động.

Lao động nữ ở nông thôn là lao động có giới tính nữ ở khu vực nông thôn trong độ tuổi 16-55 có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc thất nghiệp nhưng có nhu cầu làm việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 30)