Thực trạng bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 47 - 51)

1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 với mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nữ ở nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế; phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngày 28/9/2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Trong đó, quy định đối tượng áp dụng đối với người học là lao động nữ ở nông thôn, người khuyết tật, các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động nữ bị mất việc làm.

Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như hình vẽ sau đây:

Hình 2.1: Sơ đồ Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

UBND tỉnh Hòa Bình: Do Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh. Để quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn đến năm 2020. Theo đó, Trưởng ban chỉ đạo là 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh (phụ trách công tác Văn hóa-Xã hội); Phó Trưởng ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Lao động-TBXH hoặc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn. Các thành viên Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các Sở, Ban, ngành như Sở Kế hoạch-Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Giáo dục-Đào tạo; Sở Thông tin-Truyền thông; Ban Dân tộc; Ngân hàng chính sách xã hội; Hội Nông dân tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,TP.

UBND TỈNH

Phó Chủ tịch Tỉnh (Trưởng ban cấp tỉnh)

Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam tỉnh (Thành viên) GĐ Sở LĐTB&XH hoặc Sở NN-PTNT (Phó ban cấp tỉnh) Chủ tịch UBND huyện (Thành viên) Các Sở ban ngành khác (Thành viên)

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trên cơ sở Đề án này và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

+ Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;

+ Huy động các cơ sở đào tạo (gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và của doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này;

+ Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực tế của địa phương. Ngoài mức hỗ trợ tối đa nêu trong Đề án này, các địa phương tùy theo khả năng nguồn ngân sách của mình mà quyết định mức hỗ trợ bổ sung cho người học.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm; - Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; - Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo quyết định này, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chính sau:

- Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện đề án 1956 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của các Bộ ngành

trung ương .

- Tư vấn nghề, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về lao động, việc làm cho lao động của tỉnh.

- Xây dựng các mô hình điểm về chuyển đổi nghề, đào tạo nghề; tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tốt, phù hợp với thực tế của địa phương.

- Kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án; hỗ trợ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Cũng theo quyết định này, UBND tỉnh đã chỉ định Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo và có nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện,TP tham mưu cho UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt danh sách lao động nữ ở nông thôn đăng ký và được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng và nguyện vọng của người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Xác định danh mục nghề đào tạo, tham mưu giúp Ban chỉ đạo và UBND tỉnh phê duyệt đơn vị tổ chức đào tạo và thời gian đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình đào tạo của các cơ sở dạy nghề đã được lựa chọn.

Thành viên Ban chỉ đạo:

- Ban Dân tộc; Sở Nông nghiệp-PTNT: Xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp của lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Đề án.

- Sở Thông tin-Truyền thông có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền vận động để người lao động hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của đào tạo nghề từ đó tích cực hưởng ứng, tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hòa Bình trực tiếp phụ trách, chỉ đạo về mọi hoạt động triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Hội. Chỉ đạo các cấp Hội, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về học nghề, việc làm; chỉ đạo lồng ghép các

chương trình dự án về dạy nghề cho Phụ nữ với Đề án dạy nghề cho lao động nữ ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 47 - 51)