Hoàn thiện kiểm soát đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 82 - 84)

ở nông thôn

Hiện nay, công tác giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của tỉnh Hòa Bình được thực hiện khá bài bản, chuyên nghiệp và liên tục mỗi năm cũng như đối với mỗi chương trình đào tạo nghề cho LĐNT. Kết quả đem lại của công tác giám sát cũng khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời tới, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình, cần tập trung vào một số giải pháp sau để hoàn thiện giám sát hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT:

- Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, giám sát Đề án đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh; trong đó, cần xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát đối với đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

- Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

- Đặc biệt kiểm tra, giám sát về các đối tượng hưởng thụ lợi ích của Đề án, trong đó chú ý đến lợi ích của cán bộ, giáo viên và lợi ích của lao động nữ.

- Đối với cơ quan giám sát là HĐND tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể nhân dân chủ động thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và ý kiến kiến nghị của cử tri và hội viên của mình.

- Đối với quản lý nhà nước là UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và

đột xuất. Kịp thời xem xét, giải quyết triệt để xung đột từ cơ sở, trực tiếp đàm phán, giải quyết các xung đột; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền thay đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp.

- Đối với cơ quan kiểm tra là cấp uỷ, cơ quan kiểm tra đảng các cấp tăng cường công tác kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI (về chỉnh đốn đảng) Nghị quyết Trung ương 5 khoá X (về thực hiện tiết kiệm chống lãng phí), kiểm tra việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức đảng và đảng viên khi xảy ra xung đột, xử lý nghiêm minh các vi phạm kỷ luật đảng.

- Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Toà án, Viện kiểm sát thực hiện ngay quy trình tố tụng theo quy định, đảm bảo công bằng, khách quan, không bao che, phân biệt thành phần xã hội.

- Tăng cường kiểm soát các nội dung: Công tác lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu và ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề, công tác tuyển sinh và mở lớp, chương trình và thời gian địa điểm đặt các lớp học, chất lượng dạy và học, quản lý sử dụng hệ thống sổ sách biểu mẫu dạy và học, việc sử dụng thanh quyết toán kinh phí, chất lượng tay nghề sau đào tạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề; đồng thời, nâng cao chất lượng đầu ra về trình độ tay nghề cho lao động nữ ở nông thôn.””

- Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp thường xuyên cập nhật những tồn tại, vướng mắc, yếu kém của cơ sở dạy nghề và bất cập, khó khăn của người học, những quy trình, chính sách không phù hợp để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

- Ban chỉ đạo các cấp ở địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hàng năm.

- Nâng cao chất lượng đánh giá hiệu lực của chính sách: UBND tỉnh cần chỉ đạo việc thu thập thông tin và ban hành các tiêu chí đánh giá để các cấp, các ngành xem xét sự tác động, sự ảnh hưởng, sự cần thiết của chính sách đó đã góp phần tạo nên sự chuyển biến thế nào đối với diện mạo của nông thôn, đối với chủ trương công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả của chính sách: Việc thực hiện chính sách nhằm đạt được các mục tiêu theo thiết kế ban đầu của đề án, tuy nhiên UBND tỉnh Hòa Bình phải nhìn nhận quá trình tổ chức thực thi ở góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội thông qua đánh giá khách quan, chính xác của những cơ quan chuyên môn độc lập như kiểm toán, tổ chức tư vấn đánh giá… Chính sách đào tạo nghề cho lao

động nữ ở nông thôn chỉ thành công nếu nó đạt được mục tiêu đề ra về mặt kinh tế và đồng thời góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động – việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh – phúc lợi xã hội.

- Nâng cao chất lượng đánh giá tính công bằng của chính sách: Thể hiện qua việc chủ thể tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách có ý kiến phản hồi, việc lấy ý kiến này nên giao cho Ban Tuyên giáo tỉnh ủy điều tra xã hội học qua hình thức phát phiếu thăm dò hoặc theo hình thức phù hợp khác (toạ đàm, hội thảo…).

Các chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn phải được công khai, minh bạch và phải thực hiện nhất quán cho mọi chủ thể có điều kiện tham gia vào công tác đào tạo nghề và học nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 82 - 84)