Khái niệm đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 30 - 31)

Theo Quốc Hội (2014) “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”

Mục tiêu của đào tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn..

Theo Trần Xuân Cầu (2012), “Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng thuộc về một nghề, một chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình”. Đào tạo nghề gồm hai quá trình không thể tách rời nhau: Dạy nghề và học nghề. Trong một số học giả thì đào tạo nghề và dạynghề được đồng nhất với nhau.

Như vậy đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn là việc trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử cần thiết cho những lao động nữ ở nông thôn nhằm giúp họ có được một nghề nghiệp hoặc giúp họ chuyển đổi từ nghề này sang nghề khác. Đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động nữ ở nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo

đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w