Nhân tố khác thuộc về môi trường bên ngoài ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 40 - 42)

nhân dân tỉnh

- Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thônnói riêng

Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của chính quyền địa phương luôn chịu tác động của pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Những quy định này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho việc đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn được thực hiện thông suốt.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương thể hiện ở kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và trình độ dân trí. Địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì kinh phí cho phát triển nguồn nhân lực dồi dào hơn so với các địa phương khác, điều này giúp cho chính quyền có điều kiện hỗ trợ người học nghề trong việc đào tạo nghề. Khi điều kiện kinh tế của địa phương gặp khó khăn thì chính quyền chắc chắn cũng sẽ gặp những khó khăn, thách thức trong việc hỗ trợ người dân tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Năng lực đào tạo nghề của địa phương

Năng lực đào tạo nghề của địa phương được cấu thành bởi hệ thống các cơ sở đào tạo nghề cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề.

Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh bao gồm các trường Cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm dạy nghề; các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; các tổ chức chính trị như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên; các doanh nghiệp, các gia đình dạy nghề dưới hình thức truyền nghề… Tổng thể khả năng đào tạo nghề của những tổ chức này sẽ tạo năng lực đào tạo nghề của địa phương.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nghề là hệ thống trường lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề. Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo kết quả đào tạo, sản phẩm của quá trình đó là những người lao động có

trình độ chuyên môn, vững vàng trong nghề đã được đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại các cơ sở đào tạo nghề cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Giáo viên dạy nghề là những người trực tiếp mang kiến thức, kỹ năng của nghề truyền đạt cho học viên.

Chương trình đào tạo nghề bao gồm: giáo trình dạy nghề (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo), thời gian của quá trình học nghề (đào tạo dài hạn hay ngắn hạn hay là đào tạo lại nâng cao trình độ lành nghề…), hình thức giảng dạy là dạy trực tiếp trong sản xuất hay dạy tại trường lớp…

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH 2.1 Khái quát về tỉnh Hòa Bình và thực trạng lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w