Nguyên nhân của điểm yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 68 - 72)

2.3.4..1. Nguyên nhân thuộc về ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Một số cán bộ, công chức, viên chức nhận thức chưa đầy đủ về công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, coi nhẹ hoạt động đào tạo nghề, không xác định đào tạo nghề là công việc quan trọng, thường xuyên của địa phương. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án chưa bố trí được cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, chuyên môn theo dõi dạy nghề nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai đào tạo nghề. Công tác chỉ đạo điều hành của một số cơ quan, đơn vị chậm đổi mới, thiếu chủ động, chưa sâu sát thực tế, phân công trách nhiệm chưa rõ, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, các xã, phường chưa được phát huy; Sự phối hợp có lúc chưa đồng bộ, có việc hiệu quả chưa cao. Trong qua trình điều hành việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ có lúc chưa kịp thời, một số khâu còn thiếu kiểm tra, chậm tổng kết rút kinh nghiệm, có những việc phối hợp chưa đồng bộ, chặt chẽ, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng. Chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo, thiếu năng động nhạy bén trong triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất còn ít. Chính điều này làm cơ hội việc làm cho người lao động và lao động qua đào tạo nghề rất hạn chế làm cho người dân không mặn mà bỏ công sức, thời gian tham gia các khóa đào tạo nghề. Thêm vào đó, UBND tỉnh cũng chưa có chiến lược, kế hoạch để phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động nên càng làm cho người dân không mặn mà với việc tham gia các khóa đào tạo nghề.””

Cơ sở vật chất của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo tuy được đầu tư quy mô nhưng chưa được chú trọng thực sự đến khâu thực hành, các trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành nghề còn thiếu.

2.4.4.2. Nguyên nhân thuộc về lao động nữ ở nông thôn

Lao động nữ ở nông thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, chưa nhận thức đúng về lợi ích của việc học nghề; còn có tính trông chờ ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước, không có ý thức trong việc học tập để sản xuất phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Tập quán canh tác theo truyền thống, kinh nghiệm lạc hậu nên người dân không mặn mà với việc đào tạo nghề.

quyền tỉnh Hòa Bình

- Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thônnói riêng

Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chịu tác động của pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Những quy định này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho việc đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn được thực hiện thông suốt.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình thể hiện ở kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và trình độ dân trí. Tỉnh Hòa Bình có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì kinh phí cho phát triển nguồn nhân lực dồi dào hơn so với các địa phương khác, điều này giúp cho chính quyền tỉnh Hòa Bình có điều kiện hỗ trợ người học nghề trong việc đào tạo nghề. Khi điều kiện kinh tế của địa phương gặp khó khăn thì chính quyền chắc chắn cũng sẽ gặp những khó khăn, thách thức trong việc hỗ trợ người dân tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Năng lực đào tạo nghề của địa phương

Năng lực đào tạo nghề của tỉnh được cấu thành bởi hệ thống các cơ sở đào tạo nghề cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề.

Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh bao gồm trung tâm dạy nghề; các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công (làm nhiệm vụ chung là khuyến khích các hoạt động gắn với các ngành phát triển, trong đó có các hoạt động chuyển giao tiến bộ công nghệ và dạy nghề gắn với quá trình chuyển giao đó); các tổ chức chính trị như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; các doanh nghiệp, các gia đình dạy nghề dưới hình thức truyền nghề… Tổng thể khả năng đào tạo nghề của những tổ chức này sẽ tạo năng lực đào tạo nghề của địa phương. Yếu tố này cũng chính là một trong những căn cứ quan trọng trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nghề là hệ thống trường lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề. Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo kết quả đào tạo, sản phẩm của quá trình đó là những người lao động có

trình độ chuyên môn, vững vàng trong nghề đã được đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại các cơ sở đào tạo nghề cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Giáo viên dạy nghề là những người trực tiếp mang kiến thức, kỹ năng của nghề truyền đạt cho học viên. Thông qua giáo viên dạy nghề mà học viên hiểu được cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của nghề; nắm được trình tự thực hiện công việc. Từ đó UBND tỉnh Hòa Bình thuận lợi hơn trong việc vận động, tuyên truyền người lao động nữ ở nông thôn đi học nghề.””

Chương trình đào tạo nghề sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo, chính vì vậy, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để có thể xây dựng được những chương trình đào tạo nghề hợp lý và hiệu quả nhất trong phạm vi nguồn lực giới hạn.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 68 - 72)