Hoàn thiện về tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 78 - 82)

đào tạo, tỷ lệ % lao động nữ được đào tạo; tỷ lệ % lao động nông thôn tìm kiếm được việc làm sau đào tạo đúng nghành nghề, nâng tỷ lệ % lao động nữ của tỉnh qua đào tạo nghề.

+ Xác định nguồn kinh phí

+ Phân bổ chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo cho các xã, thị trấn và đơn vị thực hiện quản lý đào tạo cho lao động nữ ở nông thôn. Trong đó, chú trọng những ngành nghề phù hợp với lao động nữ như Mây tre đan, May công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nội dung chi và định mức chi phí đào tạo nghề + Quản lý và quyết toán kinh phí đào tạo nghề

+ Xác định các nhiệm vụ công tác dạy nghề cho lao động nữ nông thôn + Phân công trách nhiệm cho các đơn vị tham gia.

3.2.3. Hoàn thiện về tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạonghề cho lao động nữ ở nông thôn nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Để hoàn thiện về tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tập huấn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn hàng năm nhằm phổ biến nghiệp vụ và cập nhật các thông tin, quy định mới về đào tạo nghề cho thành viên Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

- Tăng cường tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nữ ở nông thôn được coi là biện pháp có tính tiền đề và then chốt cho việc chuyển biến nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề lao động nữ ở nông thôn.

- Tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục nghiên cứu để ban hành các quy định, chế tài cụ thể để xử lý nghiêm khắc những trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, lợi dụng kẽ hở của chính sách để mưu cầu lợi ích, cố tình làm sai, thực hiện cơ chế “xin – cho”, “vòi vĩnh” để bố trí chỉ tiêu, kinh phí trái quy định; hoặc những trường hợp do chuyên môn kém, do thiếu ý thức trách nhiệm làm thiệt hại, thất thoát kinh phí của Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp này.

+ Cần tăng cường huy động tất cả các loại hình cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn; huy động những người sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân trong các làng nghề…tham gia dạy nghề.

+ Cần có cơ chế khắc phục ngay việc đăng ký danh sách học nghề chồng chéo giữa các tổ chức đoàn thể để tránh lãng phí kinh phí của Nhà nước bằng cách niêm yết công khai danh sách các lớp học, thời gian mở lớp, chương trình học tập ngay tại trụ sở chính quyền cấp xã.

- Công tác phối hợp

+ Để nâng cao hơn chất lượng phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành cần thiết phải tăng cường công kiểm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi của ngành LĐ – TB&XH để tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở, phê bình, làm rõ trách nhiệm các nhân của người đứng đầu các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo chưa tập trung vào chỉ đạo triển khai theo chức trách, nhiệm vụ được phân công.

+ Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể như: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Hội Nông dân tỉnh , Hội Phụ nữ tỉnh , Hội cựu chiến binh tỉnh , Tỉnh đoàn trong việc phối hợp tuyên truyền, triển khai chính sách, pháp luật về dạy nghề, giải quyết việc làm (trong đó có xuất khẩu lao động) đến các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân, đặc biệt là lao động nữ để chính sách này nhân dân hiểu rõ, thấy được lợi ích của việc học nghề, tự giác đăng ký học nghề.””

+ Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền cấp xã và các cơ sở đào tạo nghề: Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về chính sách, đặc biệt là khâu phối hợp tuyển sinh, mở lớp, việc quản lý lớp học, chất lượng dạy và học, phối hợp đẩy mạnh các hoạt động thực hành nghề, công tác kiểm tra giám sát của các đoàn thể… nhằm tăng tính công khai, minh bạch, hiệu lực hiệu quả của chính sách từ đó nâng cao hơn sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.

+ Cần nghiên cứu việc vận dụng liên kết, phối hợp đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo mô hình “4 nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà nông - Nhà sử dụng lao động. Trong đó:

+ Nhà nước cung cấp chính sách hỗ trợ;

+ Nhà trường là các cơ sở dạy nghề cung cấp kiến thức, tay nghề; + Nhà nông là lao động nữ ở nông thôn được học nghề;

+ Nhà sử dụng lao động: doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động nữ ở nông thôn đã qua đào tạo.

+ Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp để huy động sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi trong việc định hướng học nghề, tổ chức dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, bao tiêu sản phẩm hàng hoá.

thôn phối hợp nghiên cứu, lựa chọn, đưa các mô hình trình diễn kết hợp với việc dạy nghề và ứng dụng, nhận rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao, phù hợp với địa phương vào thực tế để công tác dạy nghề gắn với công tác khuyến nông – khuyến lâm – khuyến công.

- Vận hành các quỹ

Nguồn vốn Ngân sách có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc thực hiện thành công hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT nói chung và lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư của nhà nước (ngân sách Trung ương) vẫn đóng vai trò then chốt đối với việc mở rộng và phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành kinh tế then chốt và nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề của tỉnh, các giải pháp về đầu tư và xã hội hóa như sau:

+ Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn cần thực hiện nghiêm việc quản lý, vận hành các quỹ theo đúng quy định tại Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 02/5/2017 của Bộ Tài chính về quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

+ Sở Tài chính nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường phân cấp kinh phí tự chủ để triển khai thực hiện, kể cả việc đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị.

+ Về nguồn kinh phí thực hiện chính sách, ngoài nguồn hỗ trợ của Ngân sách Trung ương, UBND tỉnh Hòa Bình cũng cần phải chủ động bố trí ngân sách địa phương đủ để có kinh phí điều tra khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo, nhu cầu học nghề hàng năm. Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hơn mức kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người học (hiện nay đang chi trả chế độ hỗ trợ tiền ăn 30.000đ/người/ngày thực học) là tương đối thấp. Bố trí cấp kinh phí hỗ trợ mô hình thực hành, kinh phí đi học tập kinh nghiệm cho người học nghề.””

+ UBND tỉnh cần tích cực tìm kiếm các nhà tài trợ, huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để thực hiện chính sách. Thực hiện tốt việc khấu trừ tính thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp có khoản chi phí, hỗ trợ cho công tác dạy nghề.

+ Lưu ý tăng cường việc phối hợp, lồng ghép nguồn kinh phí giữa chương trình đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn với chương trình hỗ trợ việc làm của Hội nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh ở các chương trình an sinh xã hội khác trên

địa bàn như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn, Chương trình mục tiêu về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 mới nhằm bố trí kết hợp các nguồn lực cho việc củng cố cơ sở vật chất, học liệu, học cụ và các chính sách cho người học và người dạy.

+ Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình đề ra. Tránh phân bổ nhỏ giọt và giao nguồn vốn muộn so với kế hoạch dẫn đến bị động trong việc triển khai thực hiện.

+ Chính quyền địa phương cần quan tâm khảo sát thông tin từ người học nghề, từ giáo viên, từ các cơ sở đào tạo, phân tích kỹ khung chính sách đào tạo nghề của Trung ương nhằm hoàn thiện và đề xuất đổi mới chính sách đào tạo nghề của địa phương cho phù hợp với như cầu thực tiễn. Công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn gắn kết cụ thể với tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành.

+Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo của tỉnh cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về đào tạo nghề.

+ Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, về đào tạo nghề; ưu tiên đầu tư phát triển đào tạo nghề, coi đào tạo nghề là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền để toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò của đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Đổi mới phương pháp dạy và học nghề theo hướng linh hoạt, chất lượng, gắn việc dạy và học nghề với nhu cầu xã hội, với kinh tế thị trường.

+ Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ tư nhân trong nước để đầu tư, tiến hành đào tạo nghề bao gồm: ưu đãi về cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, nhà xưởng, miễn thuế sử dụng đất, nhà xưởng và các loại phí khác có liên quan). Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nghề còn được hưởng một số ưu đãi về tín dụng và đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu đối với một số trang thiết bị dạy nghề.

+ Nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề công lập huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

trong và ngoài nước; trong đó huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo đào tạo nghề như: Xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy nghề; xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề.

+ Tăng cường sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn đào tạo nghề (vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, học phí, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay và viện trợ của nước ngoài).

+ Phát huy cơ chế tự chủ về tài chính vừa là động lực để các cơ sở dạy nghề mạnh dạn đầu tư phát triển vừa là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động. Việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp cho các cơ sở dạy nghề đạt được mục tiêu của mình, đồng thời góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 78 - 82)