Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn của ủy ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 35 - 38)

1.2.4.1. Lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn là quá trình xác định mục tiêu về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn và xác định các phương thức thực hiện mục tiêu.

Cơ quan cấp tỉnh phải lập các kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn 5 năm và hàng năm. Để lập được kế hoạch này cơ quan cấp tỉnh phải thực hiện các bước sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn:

Nhu cầu đào tạo cũng có thể được tính toán từ việc xem xét các điều kiện vật chất và con người có thể huy động cho đào tạo nghề với nhu cầu từ sự phát triển KT-XH. Để xác định chính xác nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh cần thực hiện các công việc sau:

+ Thống kê số lao động nữ ở nông thôn sinh sống tại địa phương;

+ Thống kê số lao động nữ ở nông thôn chưa qua đào tạo nghề tại địa phương.

- Xác định mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn:

Dựa vào mục tiêu đào tạo nghề để xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh thường đặt ra những mục tiêu như: Giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống cho lao động

nữ ở nông thôn...Các mục tiêu này còn được chính quyền cấp tỉnh cụ thể hóa thanh các chỉ tiêu nhỏ như: số lao động nữ ở nông thôn được đào tạo nghề, Số người có việc làm sau đào tạo nghề, kinh phí hỗ trợ lao động học nghề...

- Xác định các giải pháp và nguồn lực thực hiện mục tiêu

+ Xác định các giải pháp: Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khóa học với các hình thức đào tạo khác nhau là rất quan trọng. Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: như đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề (cơ sở đào tạo có thể là trung tâm dạy nghề của các huyện, thành phố hoặc các cơ sở đào tạo có đầy đủ giấy phép theo quy định hiện hành); đào tạo nghề lưu động tại nơi sản xuất.

+ Xác định các nguồn lực: Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn thường bao gồm các nguồn kinh phí: nguồn ngân sách nhà nước; nguồn hỗ trợ của chủ đầu tư; nguồn đóng góp từ người lao động nữ ở nông thôn và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề cần xác định chi tiết, cụ thể đồng thời có sự phân bổ rõ ràng cho từng đối tượng.

1.2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch với các nội dung cơ bản như sau:

- Phân công chức năng, nhiệm vụ các sở chuyên ngành trong thực hiện kế hoạch đào tạo

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Nội dung tập huấn bao gồm: Quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; quán triệt Nghị quyết của HĐND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; Tập huấn về mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; Tập huấn về việc phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện; Tập huấn về nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn và hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí; Tập huấn về chế độ báo cáo; Tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra. Các lớp tập huấn có thể được triển khai hàng năm hoặc đột xuất khi cần thiết.

- Truyền thông tới các đối tượng là lao động nữ ở nông thôn

Công tác truyền thông được thực hiện tốt sẽ góp phần làm cho các đối tượng là lao động nữ ở nông thôn hiểu và tích cực tham gia học nghề. Việc truyền thông cần

phải truyền tải được đến các đối tượng là lao động nữ ở nông thôn các nội dụng chủ yếu như: các ngành nghề họ sẽ được đào tạo; mức hỗ trợ khi họ tham gia học nghề; các hình thức đào tạo; các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm sau khi học nghề…

- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Việc đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn do các cơ sở đào tạo nghề trực tiếp thực hiện. Vì vậy UBND tỉnh cần quản lý các cơ sở đào tạo nghề nằm trong danh sách các cơ sở đã được phê duyệt đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Việc quản lý các cơ sở này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, số lượng lao động được đào tạo và cơ cấu nghề được đào tạo.

- Vận hành các quỹ

Vận hành các quỹ là hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch đào nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Cơ sở đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn chỉ có thể thực hiện tốt khi được bố trí đầy đủ nguồn lực tài chính theo yêu cầu.

Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn chủ yếu sử dụng: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng kinh phí cho đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn cần tuân theo Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực thi thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với các bên liên quan

UBND tỉnh cần chỉ đạo và điều phối để có sự tham gia phối hợp giữa các Sở,ban, ngành như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiêp-PTNT, UBND các huyện, thành phố, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trung tâm dạy nghề của các huyện. . . để thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

- Đàm phán và giải quyết xung đột

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn có tác động đến lợi ích của nhiều bên, trong đó có thể xảy ra các xung đột giữa các bên.

1.2.4.3. Kiểm soát đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

Kiểm soát để nắm được tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn kịp thời chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, khuyết điểm, từ đó, đưa ra các biện pháp thực hiện sát thực tế, có hiệu quả. Đôn đốc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung hoạt động, chính sách đào tạo nghề, đảm bảo phù hơp nhu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh

vực, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Qua kiểm soát phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề.

- Chủ thể của kiểm soát đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn bao gồm:

UBND tỉnh, đại diện các địa phương có lao động nữ ở nông thôn học nghề.

- Hình thức kiểm soát:

+ Kiểm soát đầu vào: Dựa vào khả năng có sẵn và nguồn lực của các tổ chức cung cấp chức năng đào tạo tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; mức độ đảm bảo về nguồn kinh phí; nguồn lực của cán bộ công chức.

+ Kiểm soát quy trình: là kiểm soát hoạt động tập huấn, tuyên truyền tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

+ Kiểm soát đầu ra: Kiểm soát khóa đào tạo nghề, số và tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn đã tham gia các khóa đào tạo nghề và được cấp chứng chỉ, số lao động tìm được việc làm sau khi tham gia học nghề.

- Công cụ kiểm soát:

Có thể kiểm soát bằng các công cụ như phiếu kiểm soát đối tượng lao động nữ ở nông thôn học nghề; Báo cáo thống kê của các cơ sở đào tạo nghề; báo cáo thống kê của các phòng ban chuyên môn.

- Quy trình kiểm soát:

+ Thu thập thông tin phản hồi và giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn (Các yếu tố đầu vào và quy trình).

+ Đánh giá sự thực hiện kế hoạch (yếu tố đầu ra). + Điều chỉnh kế hoạch đào tạo nghề nếu thấy cần thiết.

Công tác quản lý, kiểm soát, giám sát việc thực hiện mở các lớp đào tạo nghề được các đơn vị chức năng quan tâm thường xuyên, chủ động thành lập tổ công tác, phối hợp với UBND các xã, phường tổ chức kiểm soát, giám sát công tác mở lớp định kỳ hàng tháng, nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng các lớp đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, làm cơ sở cho việc nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w