Mục tiêu đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 73 - 74)

Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đến năm 2025

- Đào tạo lao động nữ ở nông thôn để đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tập trung đào tạo cho người lao động nữ ở nông thôn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá lồng để thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các nghề phi nông nghiệp nhằm tự tạo việc làm và cung ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Đào tạo nghề cho: 18.500 lao động, trong đó: Nghề nông nghiệp: 7.680 lao động; Nghề phi nông nghiệp: 10.820 lao động;

- Kinh phí hỗ trợ đầu tư: 22.250 triệu đồng, hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 15.000 triệu đồng; ngân sách địa phương: 7.250 triệu đồng);

- Kinh phí hỗ trợ người học: 19.750 triệu đồng, hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 16.500 triệu đồng; ngân sách địa phương: 3.250 triệu đồng.

- Đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu quả, sau khi học xong ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập.

- Đối tượng: Ưu tiên đào tạo ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án sản xuất, nông dân tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp; ưu tiên các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ, người khuyết tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình đến năm 2025

quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần tiếp tục thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Nhận thức đúng về đào tạo nghề cho nông dân và lao động nữ ở nông thôn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng, năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ trên địa bàn; từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu đào tào nghề đối với lao động nữ cần được đẩy mạnh; nắm chắc các nhu cầu thực tế (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc...) của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp.””

Thứ ba, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của lao động nữ ở nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác...), nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, nhất là vai trò của chính quyền các cấp. Đặc biệt, dạy nghề cho Lao động nữ ở nông thôn phải gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2015 - 2020 của Chính phủ.””

Thứ năm, để những người lao động nữ ở nông thôn trở thành những lao động nông nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 73 - 74)