Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 53 - 61)

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính để có kế hoạch ngân sách đào tạo cho từng năm và cho cả giai đoạn 2016 - 2019.

Bảng 2.6: Kế hoạch kinh phí đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 theo nguồn kinh phí

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giai đoạn 2016-2019 Ngân sách NN 5.100 7.400 7.300 11.900 31.700 Ngân sách địa phương + nguồn khác 5.205 4.961 2.287 2.283 14.736 Tổng cộng 10.305 12.361 9.587 14.183 46.436

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

Trong giai đoạn 2016 đến 2019, kế hoạch kinh phí cho đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn dự kiến là 46.436 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là nguồn ngân sách Trung ương 31.700 triệu đồng (chiếm 68,2%), nguồn Ngân sách địa phương và các nguồn khác là 14.736 triệu đồng (chiếm 31,8%).

2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ởnông thôn nông thôn

- Tổ chức tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

UBND tỉnh Hòa Bình luôn ý thức cán bộ có vai trò quan trọng nhất trong quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Chính vì vậy, trước khi triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý Kinh tế-Xã hội

chuyên sâu.

Tập huấn quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thành phần tham dự khóa tập huấn này là các Đại biểu Hội đồng nhân dân và các cán bộ xã, phường không chuyên trách. Chương trình tập huấn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình tổ chức. Nội dung chương trình liên quan đến phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn nói chung, đào tạo nghề theo Đề án 1956 nói riêng và các văn bản pháp lý có liên quan.

Tập huấn cho cán bộ trực tiếp triển khai chương trình: UBND tỉnh Hòa Bình đã cử cán bộ công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, cán bộ Phòng Lao động thương binh xã hội của các huyện, TP và viên chức Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đi học tập quy trình, cách thức triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

Tập huấn cho đội ngũ quản lý, giáo viên dạy nghề: Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ quản lý đào tạo và giáo viên của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cấphuyện để đảm bảo đội ngũ này triển khai thành công kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

Bảng 2.7. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2019

TT Nội dung 2016 2017 2018 2019

1 Số lớp tập huấn 15 32 23 18

2 Số cán bộ được tập huấn 765 1.804 1.214 1.095

Tổng cộng 780 1.836 1.237 1.113

Nguồn: Sở Lao động-TBXH tỉnh Hòa Bình

Nhờ được tham dự các khóa tập huấn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nên các cán bộ công chức, viên chức được giao quản lý, triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều nắm vững chuyên môn, quy trình và tuân thủ đúng các quy định của nhà nước.

- Truyền thông tới các đối tượng là lao động nữ ở nông thôn

Trình độ dân trí của người dân tỉnh Hòa Bình còn hạn chế, các kênh thông tin đại chúng chưa phổ biến đến với đông đảo đồng bào, chính vì vậy, công tác tuyên truyền vận động là vô cùng cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết của công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Sở Thông tin và Truyền thông đã thường xuyên chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hộiĐồng thời, xây dựng chuyên mục tuyên truyền, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn vào các phong trào thi đua như: Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”;phong trào thanh niên “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”,...

- Phát triển mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp

Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tháng 7/2019 toàn tỉnh có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:

+ Trường cao đẳng: 6 trường, trong đó có 01 cơ sở tư thục; + Trường trung cấp: 4 trường, trong đó có 03 cơ sở tư thục;

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 12 trung tâm (trong đó: 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; 02 trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục).

+ Cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 12 cơ sở

Số cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg: Có 02 trường cao đẳng; 02 trường trung cấp; 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 12 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 05 doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đã có 7/10 Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thông qua Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Có 10/10 Trung tâm được đầu tư trang thiết bị cho các nghề có trình độ sơ cấp như: Điện dân dụng, may công nghiệp, tin học, hàn, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp, điện công nghiệp, thợ nề, chổi chít, điện tử, cơ khí hàn...

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý

Tính đến 31/7/2019, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý trên địa bàn là 790 người,trong đó cán bộ quản lý dạy nghề: 109 người; giảng viên, giáo viên: 681 người (trong đó số giáo viên và cán bộ quản lý tại 10 Ttrung tâm GDNN- GDTX cấp huyện là 178 người; bao gồm cán bộ quản lý 25 người; giáo viên 153 người, trong đó giáo viên dạy văn hóa 110 người, giáo viên dạy nghề 43 người). Số giáo viên dạy nghề nông nghiệp đang công tác trong ngành nông nghiệp phát triển nông thôn là 182 người, trong đó giáo viên cơ hữu 82 người, giáo viên thỉnh giảng là 100 người.

Cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề thuộc Sở và các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là 21 người;

Các huyện, thành phố đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm theo dõi về công tác giáo dục nghề nghiệp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phần lớn chưa được đào tạo cơ bản, trình độ và năng lực còn nhiều hạn chế, nên chất lượng và kết quả công việc chưa cao. Riêng về đội ngũ cán bộ văn hóa xã hội ở cấp xã là 210 người, là cán bộ kiêm nhiệm khối lượng công việc tại cơ sở rất nhiều. Nên chưa dành được nhiều thời gian cho công tác giáo dục nghề nghiệp.

- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu.

Hằng năm ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện rà soát bổ sung danh mục nghề, nhóm nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp để điều chỉnh bổ sung, xây dựng định mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình Ủy ban nhân dân tỉnh được phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp theo quy định. Đồng thời, dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa từng chương trình đào tạo, giáo trình để xây dựng biên soạn chương trình, giáo trình dạy các trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng và tài liệu phát tay cho các học viên phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.””

Tổng số chương trình và giáo trình được điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới là 58 bộ; trong đó, nghề nông nghiệp là 32 bộ, nghề phi nông nghiệp là 26 bộ

Trong giai đoạn 2016-2020 nội dung đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg được thực hiện trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, triển khai

thực hiện đối với nghề phi nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, triển khai thực hiện đối với nghề nông nghiệp.

Bảng 2.8: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình phân theo thời gian và đối tượng đào tạo

giai đoạn 2016-2019.

Đơn vị tính: Người

STT Đối tượng đào tạo

Các năm cụ thể

Giai đoạn 2016-2019 2016 2017 2018 2019

1 Số Lao động nữ 3.546 3.479 3.745 4.252 15.022 2 Số Lao động nữ thuộc diện hộ

nghèo 167 145 134 141 587

3 Số Lao động nữ là người dân

tộc thiểu số 3.293 3.262 3.544 4.057 14.156

4

Số Lao động nữ được học nghề là lao động nữ ở nông thôn bị thu hồi đất có khó khăn về kinh tế

86 72 67 54 279

Nguồn: Sở Lao động-TBXH tỉnh Hòa Bình. - Phát triển các mô hình đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

Đối với nghề nông nghiệp, nhờ được học nghề mà một số bộ phận người lao động đã có điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng phát triển bền vững. (Mô hình trồng cây cam ở huyện Cao Phong, Bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, nuôi gà đồi ở huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, nuôi cá trên lòng hồ Sông Đà, trồng rau sạch tại huyện Lương Sơn, nuôi dê ở huyện Đà Bắc…Nghề nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, nghề nuôi ong lấy mật, .... tại các huyện Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người dân ở vùng này đã thoát nghèo sau khi được học nghề nâng cao kỹ thuật. Sau học nghề 85% có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ; trong đó, có 247 lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của các doanh nghiệp, 229 lao động là thành viên hợp tác xã, có 4.952 lao động thuộc diện chính sách nhằm an sinh xã hội.

nghiệp, có việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, Dịch vụ, Hợp tác xã…Một bộ phận nhỏ đã thành lập doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho bản thân và cho nhiều các lao động khác, góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nữ ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.Mô hình nghề may công nghiệp tại Công ty cổ phần may xuất nhập khẩu SMAVINA Việt Hàn, Công ty cổ phần may xuất khẩu Sông Đà, may túi sách siêu thị ở huyện Kim Bôi, huyện Kỳ Sơn…) có trên 80% học viên tốt nghiệp được nhận vào làm tại các doanh nghiệp với mức thu nhập bình quân từ 3,5 đến 5 triệu đồng một tháng. Một số mô hình đặc biệt như mở lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân cho các hộ kinh doanh du lịch theo mô hình homestay (huyện Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi) nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt là mô hình Nghề thêu, dệt thổ cẩm (tại HTX Vọng Ngàn huyện Tân Lạc; HTX Thổ cẩm du lịch Chiềng Châu huyện Mai Châu); Nghề chổi chít xuất khẩu (tại Hộ kinh doanh cá thể Ngô Quang Khương huyện Kỳ Sơn) được nhiều lao động nữ ở nông thôn lựa chọn học nghề. Lao động được đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm ngay tại HTX, tại gia đình. Người dạy nghề, truyền nghề vừa là những nghệ nhân, vừa là tay nghề giỏi cao tuổi trong làng, trong xã nên vừa mang tinh thần trách nhiệm của những người thầy, vừa gắn với việc truyền nghề, phát triển nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.

- Sử dụng các nguồn kinh phí

Sử dụng tốt các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch đào nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg là việc làm quan trọng và được UBND tỉnh Hòa Bình rất quan tâm. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo lao động nữ ở nông thôn được hình thành từ 2 nguồn: nguồn Ngân sách Trung ương (thông qua chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới) và nguồn Ngân sách địa phương hỗ trợ.””

Bảng 2.9. Tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình

giai đoạn 2016- 2019. ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Tổng I Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn 28.100 14.736 42.836

1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối

với LĐNT 100 100

2 Điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT

3 Thí điểm mô hình dạy nghề cho LĐNT 4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

nghề 6.022 6.022

5 Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục nghề

6 Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý

7 Hỗ trợ LĐNT học nghề 27.542 8.714 36.256

8 Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 458 458

II Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 3.600 0 3.600

1 Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng

2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 3.600 3.600

Tổng 31.700 14.736 46.436

Nguồn: Sở Lao động-TBXH tỉnh Hòa Bình

Trong giai đoạn 2016 -2019, tổng nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình đã thực hiện giải ngân là 46.436 triệu bằng 100% so với dự toán kế hoạch ngân sách đào tạo nghề được giao. Trong đó kinh phí từ Ngân sách Trung ương là 31.700 triệu đồng (chiếm 68,2%), nguồn ngân sách địa phương là 14.736 triệu đồng (chiếm 31,8%).

Phần lớn, nguồn kinh phí trên được chi cho công tác hỗ trợ lao động nữ ở nông thôn học nghề với tổng số 36.256 triệu đồng (chiếm 78%); Chi tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là 6.022 triệu đồng (chiếm 13%); chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã là 3.600 triệu đồng (chiếm 7,7%); còn lại là chi công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

UBND tỉnh Hòa Bình giao Sở Tài chính kiểm soát các khoản mục chi đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước. Các tiểu mục chi đảm bảo chi đúng đối tượng, hồ sơ thủ tục đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Nhìn chung, trong giai đoạn 2016- 2019 chi cho hoạt động của Đề án đã đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 53 - 61)