Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 84 - 85)

- Để khắc phục tình trạng báo cáo không đúng kỳ theo quy định, UBND tỉnh Hòa Bình cần chấn chỉnh công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất của các ngành, các cấp đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai chính sách.

- UBND tỉnh cần chủ động chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND các huyện, thành phố khảo sát thông tin phản hồi từ các đối tượng thụ hưởng chính sách để phát hiện và xử lý cán bộ, tổ chức có hành vi sách nhiễu, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp xúc, tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật cho nhân dân và gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi cần giải quyết các thủ tục có liên quan đến thực hiện chính sách này.

- Đại biểu HĐND tỉnh đẩy mạnh việc lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri để kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. UBND tỉnh và các ngành, các cấp cần kịp thời tiếp nhận, xem xét chỉ đạo xử lý dứt điểm các kiến nghị sau giám sát của các đoàn giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp.

- Mở các chuyên trang chuyên mục giao tiếp trực tuyến trên các trang website của tỉnh như: Cổng thông tin điện tử huyện để tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân.

Đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn: đánh giá kết quả đào tạo còn là khâu rất quan trọng bởi đó chính là cơ sở để Bộ tiến hành các hoạt động đào tạo nghề tiếp theo. Chương trình đào tạo nghề đang thực hiện nếu

được đánh giá một cách chính xác thì sẽ rút kinh nghiệm và thông qua đó các chương trình đào tạo nghề tiếp theo sẽ đạt chất lượng cao hơn.””

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đánh giá hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn căn cứ vào kết quả học tập mà người lao động đạt được và kết quả thực hiện công việc của họ. Do đó, tỉnh cần xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nghề để làm cơ sở cho việc tiến hành công tác đánh giá thường xuyên và định kỳ. Hình thành hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nghề trong phạm vi toàn tỉnh với chức năng cơ bản:

- Lập kế hoạch và điều hành hệ thống kiểm định chất lượng; - Xây dựng các chuẩn đánh giá và kiểm định chất lượng; - Đề ra các quy trình thực hiện;

- Đào tạo cán bộ về kiểm định; - Sắp xếp, tiến hành khảo sát;

Đào tạo nghề cho LĐNT nói chung và lao động nữ ở nông thôn nói riêng là một quá trình gồm các yếu tố đầu vào, tổ chức đào tạo và các yếu tố đầu ra. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình có thể dựa vào phương pháp bảng hỏi để phát hiện những khâu tốt và chưa tốt của các khóa đào tạo nghề thông qua thu thập ý kiến của các học viên. Nếu bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp, các cán bộ phụ trách về đào tạo nghề không những nắm rõ được ý kiến của học viên để có thể tìm được những biện pháp cải tiến chương trình bồi dưỡng kế tiếp.””

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 84 - 85)