Nhân tố thuộc về lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 39 - 40)

- Nhận thức của lao động nữ ở nông thôn về đào tạo nghề:

Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng học viên đầu vào cho các cơ sở dạy nghề. Do tâm lý ưa chuộng khoa bảng, bằng cấp của gia đình, người học nghề và xã hội nên công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Không ít các gia đình coi việc vào đại học là con đường duy nhất để có thể kiếm được một nghề ổn định và xây dựng được cuộc sống tốt. Phần lớn học sinh không muốn thi vào các trường dạy nghề này bởi tâm lý không muốn làm lao động nữ ở nông thôn hoặc không muốn làm việc tại nông thôn mà có xu hướng đổ xô ra thành phố học đại học và làm việc.

- Trình độ văn hóa, tập quán của lao động nữ ở nông thôn:

Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn nói riêng, học viên học nghề là đối tượng, là nhân tố trung tâm, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian.... của bản thân người học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề.

Chất lượng nguồn lao động nữ ở nông thôn tương đối thấp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề, các cơ sơ đào tạo đang rất nỗ lực trong công tác dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động nữ ở nông thôn đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 39 - 40)