Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ởở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 51 - 53)

- UBND các huyện,TP: Phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chủ trương, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn đến người lao động biết, đăng ký tham gia; thống kê số lượng lao động có nhu cầu học nghề, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp kiểm tra, giám sát các lớp đào nghề trên địa bàn theo quy định. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên và học viên các lớp đào tạo nghề theo quy định.

- Sở Nội vụ: Tham mưu công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích phối hợp thực hiện về công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo nội dung Đề án.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên:Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp đối với những nghề đã được phê duyệt theo quy định; tổ chức tuyển sinh lao động nữ ở nông thôn tham gia học nghề. Phối hợp với các đơn vị, các ngành chức năng liên quan bố trí giáo viên, đáp ứng các tiêu chí tham gia giảng dạy; đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ các lớp đào tạo nghề đạt hiệu quả, chất lượng.

2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở ởnông thôn nông thôn

- Xác định mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch đào tạo cho giai đoạn từ 2016 đến 2019, theo kế hoạch đào tạo nghề được xây dựng theo hướng một lao động có thể học 2 đến 3 nghề, chẳng hạn có thể học nghề nuôi lợn, nghề chữa bệnh cho lợn và kỹ thuật trồng rau. Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của chính quyền tỉnh Hòa Bình còn được xây dựng theo thời lượng đào tạo từ đó xác định được trình độ tay nghề của người lao động sau khi tham gia khóa đào tạo nghề.

Bảng 2.4: Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình theo thời gian và trình độ đào tạo giai đoạn 2016-2019

Đơn vị tính: Lượt người

TT 2016 2017 2018 2019

Quy mô đào tạo HV/năm 69.207 14.346 14.853 12.547 13.526 LĐ nữ Người 31.188 7.356 7.516 8.030 8.216

Tỷ trọng % 45,06 43,43 46,83 41,64 54,43 Nguồn: Sở Lao động-TBXH tỉnh Hòa Bình

Theo kế hoạch đào tạo nghề Đề án 1956/QĐ-TTG cho lao động nữ ở nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2019, tỉnh Hòa Bình sẽ đào tạo 31.118 lượt lao động.

Bảng 2.5: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình phân theo thời gian và trình độ đào tạo

giai đoạn 2016-2019

Đơn vị tính: Người

S TT

Nội dung Các năm cụ thể Giai đoạn

2016-2019 2016 2017 2018 2019

Tổng cộng 3.546 3.479 3.745 4.252 15.022

I Dạy nghề nông nghiệp 2.743 2.856 3.013 3.394 12.006

1 Cao đẳng 0 0 0 0 0

2 Trung cấp 0 0 0 0 0

3 Sơ cấp và dưới 3 tháng 2.743 2.856 3.013 3.394 12.006

I I

Dạy nghề phi nông

nghiệp 803 623 732 858 3.016

1 Cao đẳng 0 0 0 0 0

2 Trung cấp 0 0 0 0 0

3 Sơ cấp và dưới 3 tháng 803 623 732 858 3.016

Nguồn: Sở Lao động-TBXH tỉnh Hòa Bình - Xác định các giải pháp và nguồn lực thực hiện mục tiêu

Để triển khai thành công các khóa đào tạo, giúp người học tiếp thu tối đa các kiến thức, kỹ năng và vận dụng tốt các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp phục vụ lao động sản xuất, ngay từ đầu UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành thuộc UBND tỉnh xây dựng các giải pháp đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề như:

+ Đào tạo tại các trường Cao đẳng, trường Trung cấp và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện: Xây dựng kế hoạch đào tạo tập trung vào các ngành nghề thế mạnh và phù hợp với điều kiện Kinh tế-xã hội và nguồn nhân lực địa phương như nghề May Công nghiệp, nghề Sửa chữa máy nông nghiệp, nghề Chăn nuôi lợn hữu cơ, nghề Chăn nuôi gà hưũ cơ; nghề Trồng cây có múi…

giáo viên, mời kỹ thuật viên xuống nhà văn hóa thôn, bản để tổ chức đào tạo nghề cho người dân tại chỗ. Đây là cũng là một hình thức đào tạo nghề phù hợp cho những bản có điều kiện giao thông khó khăn và những nghề phải thực hành trên ruộng, nương như nghề kỹ thuật trồng nấm, chăm sóc và trồng cây ăn quả…

- Xác định các nguồn kinh phí thực hiện Đề án

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án 1956 được hình thành từ các nguồn cơ bản là: Nguồn Ngân sách Nhà nước (kinh phí hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 51 - 53)