Hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 76 - 78)

- Tiếp tục hoàn thiện Quy chế hoạt động và chức năng của của Ban chỉ đạo các cấp. Phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên Ban chỉ đạo trong thực hiện chính sách đào tạo nghề. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho cấp huyện chủ động trong công tác đào tạo nghề, các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan.

- Kiện toàn kịp thời Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn tại các xã, thị trấn khi có sự thay đổi.

- Bố trí, tuyển dụng cán bộ có trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực, am hiểu các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; bố trí đủ cán bộ chuyên trách ở các xã, thị trấn.

3.2.2. Hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn nữ ở nông thôn

Để hoàn thiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới, Ban chỉ đạo quản lý công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của UBND tỉnh Hòa Bình cần đẩy mạnh việc điều tra khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo nghề tại các cấp cơ sở,trong đó, cần chú trọng đến nhu cầu đào tạo nghề của lao động nữ ở nông thôn.

Kế hoạch triển khai là xương sống, quyết định việc thành bại của một chính sách. Vì vậy các chương trình, kế hoạch hành động cần sát đúng với khả năng đáp ứng và tình hình thực tiễn. Cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện công tác lập kế hoạch 5 năm, đối với loại kế hoạch này cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình sau:

+ Xác định nhu cầu học nghề của lao động nữ ở nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ; xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động; dự báo nhu cầu sử dụng lao động nữ ở nông thôn qua đào tạo; khảo sát về quy mô, chất lượng cơ sở dạy nghề;

+ Xác định các quan điểm và mục tiêu về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách đào tạo nghề;

+ Xác định các ngành nghề và trình độ đào tạo; phương thức dạy; các cơ sở trực tiếp tham gia dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn của địa phương; xác định các nội dung về phát triển chương trình, giáo trình, học liệu;

+ Xác định các chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn tại các huyện, thành phố hàng năm;

+ Xác định các giải pháp hỗ trợ lao động nữ ở nông thôn học nghề;

+ Xác định nhu cầu kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn hàng năm từ các nguồn vốn: Vốn chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và Vốn cân đối từ ngân sách địa phương;

+ Xác định cơ chế quản lý sử dụng kinh phí dạy nghề; cơ chế đầu tư phát triển mạng lưới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; cơ chế phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;

+ Đề xuất các biện pháp thực hiện, kinh phí thực hiện và các cấp, các ngành tổ chức thực hiện;

- Hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo nghề hàng năm, đối với loại kế hoạch này, cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình sau:

+ Công tác khảo sát: Căn cứ hướng dẫn của liên ngành LĐ-TB&XH và Tài chính về cung cấp thông tin lập kế hoạch và dự toán kinh phí, UBND các huyện, thành phố gửi về tỉnh các thông tin về nhu cầu đào tạo; ngành nghề cần đào tạo; số lượng lao động nữ ở nông thôn cần đào tạo; khả năng đáp ứng công việc sau đào tạo; khả năng đáp ứng về cơ sở đào tạo tại chỗ; dự toán kinh phí tổ chức thực hiện; dự kiến phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh.””

+ Công tác lập kế hoạch: Căn cứ nhu cầu đào tạo của các huyện, thành phố và chỉ tiêu kế hoạch, nguồn vốn cân đối trong năm, UBND tỉnh sẽ ban hành Kế hoạch đào tạo nghề trong năm, cụ thể: Về mục đích, xác định nhiệm vụ dạy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 76 - 78)