Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn của ủy ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 33 - 35)

thôn của ủy ban nhân dân tỉnh

Mục tiêu quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm giúp người lao động nữ ở nông thôn được học nghề từ đó có công việc làm ổn định, thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sống, xóa bỏ chênh lệch về trình độ lao động, nâng cao vị thế phụ nữ, góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giới. Bên cạnh đó, quản lý đào tạo tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh còn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:

- Số lao động nữ ở nông thôn được đào tạo nghề so với kế hoạch đặt ra.

- Cơ cấu nghề được đào tạo nghề của lao động nữ ở nông thôn được đào tạo so với kế hoạch đặt ra.

- Số lượng và tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn tìm được việc làm phù hợp với nghề đào tạo.

- Số lượng và tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn tự tạo việc làm và có thu nhập cao hơn sau khi đào tạo nghề.

- Số lượng và tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn tự tạo việc làm phù hợp với nghề đào tạo,

1.2.3. Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nôngthôncủa ủy ban nhân dân tỉnh thôncủa ủy ban nhân dân tỉnh

Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm:

- UBND tỉnh: Trên cơ sở quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở tài chính, Sở Nông nghiệp-PTNT và các cơ quan đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách đào tạo trên cơ sở kinh phí được phê duyệt.

tham gia dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn. UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất việc thực hiện kế hoạch triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan Thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm soát, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo kết quả, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm soát, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên và học viên các lớp đào tạo nghề theo quy định.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành, có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình việc làm của tỉnh hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý, gắn chương trình phát triển của ngành với chỉ tiêu tạo việc làm mới. Xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp của lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị có liên quan, tổ chức kiểm soát, giám sát các lớp đào tạo nghề theo quy định.

- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin-Truyền thông, Đài truyền thanh truyền hình tỉnh: Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi, kịp thời về Chương trình việc làm, đào tạo nghề của tỉnh hàng năm thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để nhân dân nâng cao nhận thức, có ý thức trách nhiệm cùng với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình việc làm của tỉnh.

- Các tổ chức chính trị - xã hội: Phối hợp với các cấp, các ngành phổ biến, tuyên truyền và tham gia thực hiện Chương trình việc làm trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình, đồng thời tham gia phối hợp kiểm soát, giám sát việc thực hiện Chương trình của các cấp chính quyền liên quan.

- UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh: Chịu trách nhiệm rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác danh sách các hộ dân, những người trong độ tuổi lao động báo cáo các cơ quan có thẩm quyền. Việc rà soát, thống kê của UBND huyện,

thành phố chi tiết từng lao động, từng ngành nghề để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương cũng như khả năng của từng lao động.

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, thành phố: Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp đối với những nghề đã được phê duyệt theo quy định; tổ chức tuyển sinh lao động nữ ở nông thôn tham gia học nghề. Phối hợp với các đơn vị, các ngành chức năng liên quan bố trí giáo viên, đáp ứng các tiêu chí tham gia giảng dạy; đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ các lớp đào tạo nghề đạt hiệu quả, chất lượng. Tổ chức mở lớp, quản lý chặt chẽ, đảm bảo số lượng học viên tham gia học nghề từ khi khai giảng đến khi kết thúc khoá đào tạo nghề; kiểm soát, cấp chứng chỉ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề theo đúng quy định của nhà nước.

1.2.4. Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ởnông thôncủa ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 33 - 35)