Khái quát về Đề án 1956/QĐ-TTg triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 46 - 47)

bàn tỉnh Hòa Bình

Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện đạt hiệu quả Đề án; các chương trình, kế hoạch đào tạo, danh mục nghề, mức kinh phí hỗ trợ đã được Ban chỉ đạo Đề án xây dựng, điều chỉnh hằng năm phù hợp với điều kiện của địa phương.

Mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

- Lao động nữ ở nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nữ ở nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nữ ở nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nữ ở nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với

khoản vay để học nghề;

- Lao động nữ ở nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

- Lao động nữ ở nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh Hòa Bình đã mở và tổ chức đào tạo nghề được 496 lớp cho 14.369 người lao động, đạt 40,8% so với kế hoạch. Trong đó: Lớp đào tạo nghề nông nghiệp: 263 lớp cho 8.049 người lao động; lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp: 233 lớp cho 6.230 người lao động; lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức cấp xã: 106 lớp với 4.878 lượt người. Kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2016 - 2019 là: 45.636 triệu đồng. Chính sách đối với người học đã được hỗ trợ đúng và đủ theo định mức quy định. Mạng lưới cơ sở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý được mở rộng và ngày một nâng cao về chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 46 - 47)