Thực trạng kiểm soát đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 61 - 62)

tỉnh Hòa Bình xác định, giải quyết các mẫu thuẫn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề sẽ tạo ra sự động thuận cao giữa các ban ngành cũng như nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Trong quá trình triển khai đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn UBND tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến triển khai một cách chi tiết cụ thể từ đối tượng tham gia đào tạo, thời gian, địa điểm cũng như kinh phí phục vụ đào tạo. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2016 - 2019 rất hạn chế phát sinh xung đột về kinh phí đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nghề, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cấp huyện với các Sở, ngành được giao triển khai công tác đào tạo nghề. Chỉ phát sinh một vài trường hợp liên quan đến hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí đào tạo, nhưng những phát sinh này đều được các cơ quan, đơn vị phối hợp giải quyết kịp thời.

2.2.4. Thực trạng kiểm soát đào tạo nghề cho lao động nữ ởnông thôn nông thôn

UBND tỉnh Hòa Bình, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề. Trong giai đoạn 2016 -2019 đã kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất 68 lượt. Việc kiểm tra được thực hiện ở tất cả các khâu từ khâu lập kế hoạch, khâu tuyên truyền, vận động, tư vấn cho đến khâu tổ chức đào tạo. UBND huyện giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện kiểm tra và điểm danh các học viên ở các lớp học. Định kỳ 3 tháng, 06 tháng, Ban chỉ đạo cấp huyện đều tổ chức sơ kết đánh giá kết quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nữ ở nông thôn nói riêng để từ

đó rút ra bài học kinh nghiệm.””

Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của UBND tỉnh và các phòng chuyên môn liên quan đến hoạt động đào tạo nghề. Tại các kỳ họp của HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh phải thực hiện công tác báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề. Các đại biểu HĐND thực hiện việc giám sát kế hoạch thực hiện của UBND. Việc kiểm soát của HĐND tập trung vào việc giải ngân nguồn kinh phí theo đúng tiến độ và quy định, đồng thời kiểm soát lao động được đào tạo nghề theo đúng danh sách, đối tượng được hưởng chế độ.

Hằng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh) đều ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Đồng thời tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại cơ sở nhằm đáng giá đúng hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo cho lao động nữ ở nông thôn, tổng số đã có 15 Đoàn kiểm tra, giám sát công tác này. Trong đó năm 2018 có hoạt động giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh; năm 2019 có hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Kết quả đánh giá của các đoàn kiểm tra, giám sát: Nhìn chung công tác dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn được các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ khâu điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, năng lực dạy nghề của các cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xác định nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động đồng thời đáp ứng yều cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.””

Sở Tài chính thực hiện việc kiểm soát chi, quyết toán ngân sách cho hoạt động của Đề án. Trong giai đoạn 2016 -2019 việc kiểm soát chi cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn được thực hiện tốt, không để xảy ra thất thoát và không phát hiện ra tiêu cực. Trong giai đoạn này, Sở thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kinh phí đến sử dụng, giải ngân kinh phí đảm bảo đúng quy định. Một số hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định đã được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 61 - 62)