Hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao độngnữ nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 74 - 76)

nữ nông thôn

Để hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong cơ cấu bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn:

Trong điều kiện hiện nay, việc quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn ngày càng trở lên đa dạng, mức độ phức tạp ngày càng cao, theo đó là đòi hỏi về sự linh hoạt của bộ máy quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng lớn. Để làm được điều đó bộ máy quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh phải thường xuyên được củng cố theo hướng chuyên trách, theo biên chế phục vụ lâu dài đồng thời công tác quản lý phải thực hiện thống nhất theo kế hoạch.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý đào tạo nghề để họ hiểu đúng và thực hiện đúng pháp luật. Định kỳ hàng quý hàng năm nên tổ chức các buổi sơ kết tổng kết đánh giá tình hình quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Qua đó có những giải pháp tình thế kịp thời phát huy những mặt tích cực và nghiêm khắc loại bỏ những hạn chế trong những quý, năm tiếp theo. Để làm tốt những việc trên, UBND tỉnh Hòa BÌnh phải có kế hoạch tăng cường và bố trí đủ cán bộ có năng lực cho công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.””

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh

- Đổi mới công tác tuyển chọn bố trí sử dụng CBCC: Đối với CBCC chuyên trách cần đổi mới quy trình, phải đảm bảo tính chất cạnh tranh công bằng khách quan, tạo mọi điều kiện để những người có đủ đức đủ tài đều có cơ hội ngang nhau trong bầu cử. Công tác quy hoạch cần lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn quy định và phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào quy hoạch. Việc lựa chọn giới thiệu người vào các chức danh quy hoạch cần đảm bảo công khai dân chủ, thực chất đảm bảo những người có đủ tiêu chuẩn trình độ năng lực và phẩm chất để được xem xét đưa vào quy hoạch.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần theo hướng đổi mới, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm và 5 năm cho từng loại cán bộ chu đáo và khoa học. Hình thức đào tạo bồi dưỡng cần đa dạng hóa hơn nhằm bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn quản lý, điều hành cơ sở, mặt khác thực hiện

phương châm đào tạo bồi dưỡng với bố trí, sử dụng nhằm phát huy kiến thức đã học và tạo điều kiện động viên khuyến khích các CBCC tích cực, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn.

- Xây dựng và thực hiện tốt quy chế luân chuyển CBCC, có kế hoạch chu đáo, xác định rõ phạm vi địa bàn luân chuyển, hình thức luân chuyển, kiểm tra, theo dõi, tổng kết đánh giá kịp thời công tác luân chuyển.

- Nâng cao trình độ đánh giá các CBCC, xem xét cần phải làm hàng năm và đột xuất khi có nhu cầu bổ nhiệm và tái bổ nhiệm đảm bảo tính công bằng, khách quan, đáng tin cậy. Các cơ quan quản lý cần rà soát lại các chức danh, chức trách nhiệm vụ, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhiệm vụ được giao của từng chức vụ làm căn cứ đánh giá CBCC khoa học. Đánh giá CBCC phải đặt trong hoàn cảnh môi trường làm việc, mối quan hệ biện chứng với chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương cũng như toàn bộ quá trình phấn đấu được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch.

Việc xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy, nhân lực chuyên trách công tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 74 - 76)