Đối với các bộ, ngành Trung ương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 86 - 89)

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ: Chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng kết đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2011-2020; xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2030 trình Chính phủ phê duyệt. Trong đó, có những chính sách phù hợp hơn với đối tượng là lao động nữ ở nông thôn.

- Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:.

+ Bổ sung nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người tham gia học nghề là nữ giới được vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên của tất cả các cơ sở đào tạo có tham gia dạy nghề; thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề ở cấp huyện, xã, thị trấn.””

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng kinh phí từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ đầu tư cho 05 Trung tâm có tên trong Quyết định số 683/QĐ-LĐTBXH ngày 05/6/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt danh sách các cơ sở được hỗ trợ đầu tư theo chính sách quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, bao gồm: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy và Mai Châu.””

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, chúng ta đã thấy được vai trò to lớn của Đề án đối với việc nâng cao chất lượng lao động nữ ở nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nữ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ lao động cũng như nâng cao vị thế phụ nữ, góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trong phân công lao động ở nông thôn.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: lao động nữ ở nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Những vấn đề được trình bày đã tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu luận văn.

2. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Từ đó, nêu lên những đánh giá về thực trạng kể trên, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh. 3. Luận văn đề xuất 05 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình định hướng đến hết năm 2020.

Luận văn hy vọng những kết quả đạt được qua quá trình nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho hoạt động quản lý của UBND tỉnh Hòa Bình đối với đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù học viên đã có sự cẩn trọng, tỉ mỉ từ việc thu thập dữ liệu và phân tích, nhưng do những hạn chế nhất định về nguồn lực thực hiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân, nên sai sót là không thể tránh khỏi. Vì vậy, học viên rất mong muốn nhận được những góp ý của các nhà khoa học, các Thầy, Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn./.

1. Bộ Luật Lao động năm 2012.

2. Chính phủ (2007), Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm đến 2010.

3. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 57/NQ-CP Ban hành chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”.

5. Chính phủ (2010), Quyết định số 295/QĐ-TTg phê duyệt đề án phụ nữ học nghề,tạo việc làm gia đoạn 2010 - 2015.

6. Chính phủ (2012), Quyết định số 1201/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giai Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015 của Bộ Chính Trị.

7. Đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình kinh tế tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 8.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, tr. 10.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10. Luật dạy nghề (2007), nhà xuất bản Lao động –Xã hội, Hà Nội, tr.26.

11. Ngô Thế Chi và Nguyễn Văn Dần (2003), Phân tích giải pháp tài chính giải quyết việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Kim Ngân (2007), Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập,

Tạp chí Cộng sản, số 23 (143).

13. Nguyễn Văn Dần (2000), Các giải pháp tài chính đối với vấn đào tạo nghề cho lao động ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2019.

động, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Sở Lao động - TB&XH tỉnh Hòa Bình (2017), Báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015- 2020.

17. Sở Lao động - TB&XH tỉnh Hòa Bình (2018), Báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tỉnh Hòa Bình 2015 - 2020.

18. Sở Lao động - TB&XH tỉnh Hòa Bình (2019), Cung cấp thông tin, số liệu

19. Thái Ngọc Tịnh (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 11.

20. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 19/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (Trang 86 - 89)