Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 169 - 172)

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu chỉ trong địa bàn Tiền Giang, kết quả nghiên cứu

sẽ khái quát hơn nếu nghiên cứu trong phạm vị rộng hơn, như toàn bộ các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh phía Nam hoặc trên cả nước. Đề tài nghiên cứu mới chỉ thực hiện đánh giá tác động của thay đổi của ba loại vốn ĐTC gồm: vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTTT&TT mà chưa đánh giá và xác định ảnh hưởng của vốn ĐTC đến tăng trưởng kinh tế theo 21 ngành kinh tế tại Tiền Giang.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ dựa trên đối tượng khảo sát là các nhà quản lý, các chuyên viên đã, đang công tác quản lý các dự án ĐTC. Do đó, câu trả lời của các đối tượng này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm đã quản lý, công tác mà chưa nghiên cứu đến các đối tượng không trực tiếp tham gia, quản lý các dự án ĐTC và các đối tượng thụ hưởng các công trình ĐTC, cụ thể là các tầng lớp dân cư tại Tiền Giang.

Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các đối tượng khảo sát, mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu (theo 21 ngành kinh tế để có cái nhìn bao quát kỹ hơn về tác động của vốn ĐTC tại Tỉnh) cũng như các nhân tố ảnh hướng đến quản lý ĐTC sẽ đem lại kết quả bao quát hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 đã tóm lược các kết quả nghiên cứu của chương 4, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang dựa trên định hướng phát triển và quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, cũng như đưa ra các khuyến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu tại chương 4. Tác giả đã trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang. Đồng thời, chương này cũng nêu ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn ĐTC trong nước cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng nguồn vốn ĐTC của ba ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT, cùng một số biện pháp khác. Kết thúc chương 5, tác giả đã đưa ra nhận định về hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

KẾT LUẬN

Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đã thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang từ số liệu sơ cấp thu thập, khảo sát từ các chuyên gia đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, luận án đã xác định được có năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC).

Trong năm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC thì có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất (Beta=0,318), nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai (Beta=0,297), thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) (Beta=0,286). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) (Beta= -0,133) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) (Beta= -0,248).

Thứ hai, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp,

Giao thông với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang; Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê, bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu không cho thấy có tác động nhân quả hai chiều của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp đến vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông và CNTT&TT.

Như vậy có thể thấy, tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang tuy có sự đóng góp của vốn ĐTC trong Nông nghiệp và Giao thông, nhưng mức đóng góp cho sự biến động này là không đáng kể.

Dựa vào các kết quả này, kết hợp với kết quả nghiên cứu tại mô hình 1 về các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC (có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất, nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai, thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) làm cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Các khuyến nghị được đưa ra nhằm nâng cao việc quản lý Triển khai dự án, Vận hành, Đánh giá độc lập với thẩm định dự án ĐTC, công tác Điều chỉnh dự án ĐTC, Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. Bằng sự hiểu biết và là một người con của đất Tiền Giang, tác giả đã cố gắng hoàn thiện luận án này một cách tốt nhất có thể; tuy nhiên, với các cách tiếp cận khoa học khác nhau sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của quý các Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp cũng như người đọc quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 169 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)