Về công tác Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư công

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 163 - 165)

Tại Tiền Giang hiện nay không có hội đồng thẩm định đầu tư công thường trực, và cũng không có hội đồng thẩm định hay đánh giá đầu tư công độc lập. Do đó, khi phát sinh các dự án ĐTC, thì các hội đồng này mới được thành lập bằng cách tập trung các thành viên chủ yếu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.

Về mặt pháp lý, văn bản pháp quy cao nhất và mới nhất về ĐTC hiện nay là Luật Đầu tư công năm 2019; Luật đã có những chỉnh sửa, bổ sung để đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư, đặc biệt là phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Cụ thể, Luật Đầu tư công 2019 đã tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án ĐTC. Trong đó, đáng chú ý nhất là phân cấp triệt để quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đưa vấn đề này trở thành một nội dung của thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, và do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thẩm định (trừ chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) trên cơ sở tổng số vốn kế hoạch trung hạn của đơn vị được cấp có thẩm quyền phân bổ.

Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư công 2019, về mặt danh nghĩa, theo chức năng nhiệm vụ được phân công, một số sở, ban, ngành đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư và trong một chừng mực ít hơn là Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang được giao nhiệm vụ theo dõi chung hoạt động ĐTC tại Tiền Giang, về nguyên tắc, có quyền và trách nhiệm xem xét lại kết quả thẩm định của các ngành và địa phương liên quan. Nhưng trên thực tế, một mặt vì các sở, ban, ngành tại Tỉnh không được giao nhiệm vụ cụ thể; mặt khác vì nguồn lực về tổ chức, con người, thời gian, tài chính hết sức hữu hạn nên các năng lực quản lý cũng không có khả năng bao quát hết việc đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố này có tác động tích cực và đứng thứ ba trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, do đó trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang cần:

Thứ nhất, cần tập trung thẩm quyền và năng lực thẩm định dự án vào một cơ

quan để có thể theo dõi một cách triệt để, cụ thể là Sở Tài chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ hai, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các

dự án ĐTC. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mức thẩm định dự án cho mọi dự án ĐTC, bất kể nguồn vốn như thế nào.

Thứ ba, áp dụng chế độ thẩm định khác nhau với ba nhóm dự án: đối với những

dự án có tầm quan trọng và quy mô đặc biệt thì nhất thiết cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng nhưng có quy mô thấp

hơn mà nếu có một trong các tiêu chí thẩm định vượt ngưỡng quy định, thì tuy không cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập, song nên thực hiện đánh giá lại kết quả thẩm định một cách độc lập. Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)