Thứ nhất, môi trường tự nhiên:
Việt Nam nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới và nhiệt độ có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng, có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao. Do tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các hiện tượng thiên nhiên như bão, lũ, khô hạn, nước nhiễm mặn... Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển, ảnh hưởng đến các công trình ĐTC trong các lĩnh vực Giao thông, CNTT&TT (theo giáo trình Kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2013).
- Đặc điểm địa hình
Địa hình luôn biến đổi do sự biến đổi của khí hậu và chịu tác động bởi sự khai phá của con người. Tại Việt Nam, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất tạo nên cấu trúc
địa hình của cả nước. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2.000 m chiếm 1%. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, có hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tính chất địa hình nhỏ và hẹp, nhiều đồi núi, sông ngòi là lý do dẫn đến chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao đối với các dự án ĐTC liên quan. (theo giáo trình Kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2013).
- Điều kiện thổ nhưỡng
Đất đai ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng và vật nuôi. Do vậy yếu tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của các dự án ĐTC liên quan.
Nằm trong vùng nhiệt đới nên nước ta có nguồn nước khá dồi dào. Lượng mưa trung bình năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông thêm phong phú. Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, chế độ thuỷ triều… là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của các dự án ĐTC liên quan. (theo giáo trình Kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2013).
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ của quốc gia.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2017 cho thấy, nếu ứng dụng khoa học và công nghệ tốt sẽ góp phần giúp ngành Nông nghiệp tăng trưởng từ 30 - 40% tùy từng lĩnh vực. Nhưng tiếc là việc này còn nhiều hạn chế, khó khăn. Hiện nay, việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất thiếu đồng bộ từ khâu thiết kế, thi công, đào tạo lao động đến vận hành, quản lý hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí không phát huy hiệu quả. Không ít người dân và doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nông sản. Thực trạng này là do trình độ của người sản xuất, năng lực quản lý, tài chính của cơ sở sản xuất nông sản, nhất là của hộ gia đình hạn chế, chưa đủ điều kiện để đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ.
Thứ ba, trình độ chuyên môn quản lý và tay nghề của người lao động: trình độ
và tay nghề của người lao động cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của tất cả các dự án ĐTC liên quan (Nguyễn Đức Thành, 2008).
Các nhân tố khách quan này đều ảnh hưởng đến tám bước quản lý ĐTC để đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC gồm: (1) Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và
sàng lọc bước đầu; (2) Bước 2: Thẩm định dự án chính thức; (3) Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; (4) Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án; (5) Bước 5: Triển khai dự án; (6) Bước 6: Điều chỉnh dự án; (7) Bước 7: Vận hành dự án và Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.