Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước tính độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố, mô hình nghiên cứu đã xác định được tám nhân tố bao gồm: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC); Triển khai dự án (TK); Điều chỉnh dự án (DC); Vận hành dự án (VH); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) là các biến độc lập và Hiệu quả quản lý ĐTC ở Tiền Giang là biến phụ thuộc.
Bảng 4.19 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy Model Summaryb Model R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của phép tính Durbin- Watson 1 ,742a ,550 ,534 ,39063 2,061 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20
R2 hiệu chỉnh = 0,550 cho thấy sự tương quan trung bình, hay nói cách khác khoảng 55% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập: Định hướng đầu tư, Xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC); Triển khai dự án (TK); Điều chỉnh dự án (DC); Vận hành dự án (VH); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG).
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định và phân tích phương sai ANOVAa
Mô hình Tổng bình phương df của ước lượng Sai số chuẩn F nghĩa Sig. Mức ý 1
Hồi quy 42,716 8 5,339 34,991 ,000a
Số dư 34,944 229 ,153
Tổng 77,660 237
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20
Bảng phân tích ANOVA cho thấy F= 34,911 với mức ý nghĩa Sig = 0,000<0,05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được. Điều này có nghĩa là các nhân tố Định hướng đầu tư, Xây dựng dự án, và sàng
lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC); Triển khai dự án (TK); Điều chỉnh dự án (DC); Vận hành dự án (VH); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc.
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến tại bảng 4.21 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) chỉ giao động từ 1,135 đến 2,702, do vậy hiện tượng đa cộng tuyến giữa tám biến độc lập trong mô hình hồi quy là không đáng kể. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.
Bảng 4.21 cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang có ý nghĩa thống kê (Sig.= 0,00 <0,05) là nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Triển khai dự án (TK); Điều chỉnh dự án (DC); Vận hành dự án (VH); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Điều này cho thấy sự biến thiên tăng hay giảm hệ số của từng nhân tố đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC.
Cụ thể có ba nhân tố có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, cụ thể là nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất (Beta chuẩn hóa = 0,372), nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai (Beta chuẩn hóa = 0,282), thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) (Beta chuẩn hóa = 0,264). Ba nhân tố đều có hệ số beta dương chứng tỏ các nhân tố này nếu được quản lý tốt sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả quản lý ĐTC.
Có hai nhân tố có tác động ngược chiều đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) (Beta chuẩn hóa = - 0,140) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) (Beta chuẩn hóa = - 0,215). Hai nhân tố có hệ số beta âm chứng tỏ nếu gia tăng các nhân tố này sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC.
Bảng 4.21 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình Coefficientsa
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa chuẩn hóa Hệ số Giá trị t
Mức ý nghĩa
Sig.
Đa cộng tuyến B Lỗi tiêu chuẩn Beta Dung sai VIF
1 (Constant) 1.584 .254 6.233 .000 DH -.029 .053 -.031 -.545 .586 .600 1.667 TD .039 .044 .041 .871 .385 .881 1.135 DL .238 .046 .264 5.224 .000 .770 1.298 LC .062 .051 .070 1.218 .224 .600 1.667 TK .302 .055 .372 5.445 .000 .422 2.369 DC -.144 .052 -.140 -2.765 .006 .771 1.297 VH .259 .067 .282 3.869 .000 .370 2.702 DG -.144 .039 -.215 -3.669 .000 .572 1.747 a. Biến độc lập: HQ Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20
Ngoài ra, kết quả hồi qui cũng cho thấy có ba nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC) không có ý nghĩa thống kê.
Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành kiểm định phần dư của mô hình:
Bảng 4.22 Kiểm định phần dư của mô hình Residuals Statisticsa
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Sai số chuẩn N
Giá trị mong đợi 2,5593 5,0664 4,1092 ,42454 238
Phần dư -,96746 1,04175 ,00000 ,38398 238
Giá trị phần dư
chuẩn mong đợi -3,651 2,255 ,000 1,000 238
Phần dư chuẩn -2,477 2,667 ,000 ,983 238
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20
Qua kết quả kiểm định phần dư của mô hình tại bảng 4.22 cho thấy giá trị Std. Residual = 0,967 > mức ý nghĩa 1%, do vậy có thể nói về mặt thống kê, mẫu điều tra có phần dư theo phân phối chuẩn. Như vậy, mô hình hồi qui bội được thể hiện dựa trên kêt quả khảo sát của nghiên cứu này là:
HQ = 0,372 TK + 0,282 VH + 0,264 DL - 0,215 DG - 0,140DC