Xác định các câu hỏi cần điều tra:
Theo Weber (1990) khuyến cáo, các nhà nghiên cứu đầu tiên cần xác định các câu hỏi nghiên cứu điều tra.
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập ý kiến các chuyên gia về các chỉ tiêu định tính đối với tám bước đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý ĐTC với phương pháp thảo luận được dùng là trao đổi trực tiếp, những chuyên gia này đã có thời gian làm việc, công tác cũng như nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến quản lý ĐTC từ 10 năm trở lên, do đó khả năng nhận định vấn đề về các thông tin khảo sát có tính tin cậy, bao gồm các thông tin cần khảo sát như sau:
- Thông tin chung về đối tượng khảo sát: bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập
thông tin về: Giai đoạn tham gia các dự án ĐTC, thời gian đã từng công tác tại các bộ phận liên quan đến quản lý ĐTC, vị trí công tác, giới tính.
- Thông tin về các bước trong quy trình quản lý các dự án ĐTC ảnh hưởng đến
Thành Tự Anh (2012) nhằm đánh giá (có tính chất chẩn đoán) hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.
Ø Thang đo Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH)
Thang đo Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH) đã được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo DH, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Các dự án có mang tính chiến lược và được công bố rộng rãi tại Tiền Giang? - Các dự án có được công bố rộng rãi trước khi quyết định tại Tiền Giang? - Các dự án có quy trình để đảm bảo các đề xuất đầu tư tương thích với chính sách của Chính phủ và các định hướng chiến lược của tỉnh Tiền Giang?
- Các quy trình của các dự án này đều có hiệu lực thi hành? Ø Thang đo thẩm định dự án chính thức (TD)
Thang đo TD được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo TD, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang đều có quy trình thẩm định dự án chính thức?
- Các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang đều được đánh giá chi tiết và được phân tích chi phí và lợi ích khi thẩm định dự án?
- Các dự án ĐTC có bắt buộc thẩm định cho tất cả mức giá trị của dự án hay chỉ thẩm định những dự án trên một mức giá trị đầu tư nhất định?
Ø Thang đo Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL)
Thang đo DL được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo TD, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Việc thẩm định dự án chính thức được thực hiện bởi cơ quan chi trả cho dự án hay bởi tổ chức bên ngoài dự án?
- Các bản thẩm định dự án có luôn được chi tiết và cụ thể? Ø Thang đo Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC)
Thang đo LC được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo LC, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Các dự án ĐTC (Public Investment Program) tại Tiền Giang phần lớn được tài trợ bởi các nhà tài trợ quốc tế hay ngân sách của tỉnh?
- UBND tỉnh Tiền Giang có kiểm tra bản thẩm định từ nhà tài trợ và luôn lưu giữ các dự án đã được thẩm định để cân nhắc về ngân sách của dự án?
- Chất lượng và tính khách quan của các bản thẩm định đều được kiểm tra bởi một cơ quan bên ngoài hay bởi một cơ quan thuộc UBND tỉnh Tiền Giang.
- Các dự án do NSNN tài trợ đều trải qua một quá trình thẩm định và đều được đưa vào dự toán ngân sách?
- Việc lựa chọn dự án cuối cùng luôn được tiến hành như một phần của quy trình ngân sách?
- Các dự án ĐTC luôn có quy trình hiệu lực để kiểm soát những dự án được đưa vào diện cấp ngân sách trong chương trình ĐTC?
- Luôn có các cơ quan giám sát các dự án ĐTC mà không bị giới hạn, và vai trò giám sát của họ đều được được quy định cụ thể?
- Có tồn tại các nấc ủy quyền trung gian để đưa dự án đến với các cấp quản lý thấp hơn?
- Các quy trình luôn được lập trước (nhưng giới hạn) để bổ sung dự án có tính cấp bách về kinh tế hay chính trị?
Ø Thang đo Triển khai dự án (TK): Thang đo TK được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo TK, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Các dự án ĐTC trong giai đoạn 5 năm từ năm 1998 đến năm 2018 có luôn hoàn thành đúng tiến độ dự án?
- Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu và mua sắm có đáp ứng vấn đề hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với thông lệ tiên tiến?
Ø Điều chỉnh dự án (DC): Với mục tiêu hoàn thiện thang đo DC, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- UBND tỉnh Tiền Giang có những phân bổ hợp lý đối với các chương trình ĐTC?
- Quá trình phân bổ các dự án ĐTC có giúp cải thiện tính ưu tiên của các chương trình ĐTC?
- Cơ quan thực hiện dự án có luôn được yêu cầu chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ? Và các báo cáo này luôn luôn cập nhật phân tích chi phí và lợi ích?
- Các cơ quan tài trợ luôn chịu trách nhiệm cho những thay đổi về chi phí và lợi ích?
- Những báo cáo quản lý này có được sử dụng trong những thảo luận ngân sách tiếp theo với Sở Tài chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư?
Ø Thang đo Vận hành dự án (VH): Thang đo VH được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo VH, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Việc thắng thầu của các dự án luôn dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh? - Các dự án luôn sử dụng các tiêu chí đánh giá về hệ thống đấu thầu và mua sắm?
- Chất lượng công trình luôn được giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công dự án?
Ø Thang đo Đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC ở Tiền Giang (HQ): được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012), với mục tiêu hoàn thiện thang đo HQ, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:
- Việc quy hoạch, quản lý các dự án ĐTC với các chính sách ở Tiền Giang mang tính kết nối hiệu quả đến quản lý ĐTC ở Tiền Giang như thế nào?
- Các cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý ĐTC tại Tiền Giang có hợp lý?