2.2.3.1 Phương pháp đánh giá hiệu quảđầu tư công
Để đem lại hiệu quả tốt nhất trong quản lý ĐTC cần phải lượng hoá các tiêu chí để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các dự án ĐTC cũng như hiệu quả quản lý ĐTC. Theo giáo trình Kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2013) thì có các phương pháp sau:
Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế trong quản lý là phương pháp tác động của chủ thể và đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế. Quản lý hoạt động đầu tư bằng phương pháp kinh tế, nghĩa là kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của nền KTXH. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư, kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.
Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý được sử dụng cả trong lĩnh vực xã hội và kinh tế. Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức… Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: mặt tĩnh và mặt động.
(i) Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hóa tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hóa tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức);
(ii) Mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý.
Phương pháp hành chính có ưu điểm là giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán.
Phương pháp giáo dục
Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức lại tác động tích cực hay tiêu cực trở lại đối với vật chất. Trong quản lý, con người là đối tượng trung tâm. Các hành vi kinh tế đều xảy ra dưới tác động của con người với động cơ về lợi ích vật chất và tinh thần khác nhau, với mức độ giác ngộ, trách nhiệm công dân và ý thức dân tộc khác nhau, với những quan điểm nghề nghiệp và trình độ kiến thức quản lý kinh tế cũng khác nhau. Do đó, để đạt được mục tiêu và yêu cầu quản lý, phương pháp giáo dục càng được coi trọng. Nội dung của phương pháp giáo dục trong quản lý bao gồm: giáo dục về thái độ đối với lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy tính sáng kiến, giữ gìn uy tín đối với chủ đầu tư, như khách hàng và người tiêu dùng.
Phương pháp toán thống kê
Phương pháp thống kê: các phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệu thống kê trong hoạt động đầu tư. Dự báo các chỉ tiêu vốn và nguồn vốn, tình hình giá cả thị trường, các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đầu tư.
Mô hình toán kinh tế: mô hình toán phản ánh mặt lượng các thuộc tính cơ bản của đối tượng được nghiên cứu, và là sự trừu tượng hóa khoa học các quá trình và hiện tượng kinh tế diễn ra trong hoạt động đầu tư. Ví dụ như các mô hình hàm sản xuất, lý thuyết sơ đồ mạng... là những mô hình toán ứng dụng nhiều trong quản lý hoạt động đầu tư.
Vận trù học: vận trù học bao gồm nhiều lĩnh vực như lý thuyết quy hoạch tuyến
tính, quy hoạch phi tuyến tính, quy hoạch đa mục tiêu, lý thuyết quy hoạch động, lý thuyết trò chơi, lý thuyết xác suất, lý thuyết đồ thị và sơ đồ mạng... Những lý thuyết này được áp dụng để xác định phương án kiến trúc, kết cấu xây dựng và tổ chức xây dựng công trình… Trong số các phương pháp trên, lý thuyết quy hoạch tuyến tính được áp dụng phổ biến nhất để xác định chương trình và tổ chức thi công xây lắp tối
ưu, lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, lập hồ sơ vận chuyển tối ưu, lựa chọn sơ đồ kết cấu hợp lý. Lý thuyết quy hoạch động được sử dụng để tìm đường đi ngắn nhất, phân phối tối ưu vốn đầu tư theo tiến độ và hạng mục công trình, lựa chọn trình tự xây hợp lý. Lý thuyết trò chơi được áp dụng để lựa chọn một trong các đối thủ “tham gia trò chơi” có tính chất cạnh tranh nhau. Lý thuyết đồ thị và sơ đồ mạng được áp dụng để lập tiến độ thi công với chi phí và thời gian hợp lý nhất. Lý thuyết mô phỏng được dùng kết hợp với lý thuyết phục vụ đám đông để phân tích lựa chọn các phương án đầu tư có tính đến yếu tố rủi ro, xác định các định mức… Lý thuyết toán xác suất được sử dụng để xác định và lựa chọn các phương án đầu tư tối ưu trong trường hợp có nhiều tình huống rủi ro.
Điều khiển học: điều khiển học là môn khoa học về điều khiển các hệ thống
kỹ thuật và kinh tế phức tạp trong đó quá trình vận động của thông tin đóng vai trò chủ yếu.
Với việc vận dụng các phương pháp toán kinh tế và thống kê trong quản lý đầu tư cho phép nhận thức sâu sắc hơn các quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực đầu tư, cho phép lượng hóa để chọn ra dự án đầu tư tốt nhất, lựa chọn phương án đầu tư và xây dựng tối ưu, chọn nhà thầu có năng lực, tìm ra phương án tổ chức thi công hợp lý nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp toán kinh tế và thống kê trong quản lý hoạt động đầu tư đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý phù hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, phương pháp toán kinh tế có thể được áp dụng thuận lợi hơn trong quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp nhưng lại khó áp dụng hơn trong quản lý hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô.
Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trong quản lý đầu tư công
Để quản lý hoạt động đầu tư một cách có hiệu quả, cần vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý, bởi vì:
Thứ nhất, các quy luật kinh tế tác động lên hoạt động đầu tư một cách tổng hợp
và hệ thống. Các phương pháp quản lý là sự vận dụng nhiều quy luật kinh tế nên chúng phải được sử dụng tổng hợp thì mới có kết quả.
Thứ hai, hệ thống quản lý kinh tế và quản lý hoạt động đầu tư không phải là những quan hệ riêng rẽ mà là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, thế chế xã hội, chính trị, pháp luật... Do đó, phải trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý mới có thể điều hành tốt hệ thống này.
Thứ ba, đối tượng tác động chủ yếu của quản lý là con người. Con người lại là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội với nhiều động cơ, nhu cầu và tính cách khác nhau. Phương pháp tác động đến con người cũng phải là một phương pháp tổng hợp.
Thứ tư, mỗi phương pháp quản lý đều có phạm vi áp dụng nhất định, những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể. Sử dụng tổng hợp các phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.
Thứ năm, các phương pháp quản lý luôn có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tốt
phương pháp quản lý này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia. Tuy nhiên, khi vận dụng kết hợp các phương pháp để quản lý hoạt động đầu tư, cần xác định dựa trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu quản lý. Phương pháp kinh tế là phương pháp quan trọng nhất vì thường đem lại hiệu quả rõ rệt, là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp khác.
Các công cụ quản lý đầu tư công:
Theo giáo trình Kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2013), có nhiều công cụ quản lý ĐTC, có thể kể đến các công cụ quản lý chủ yếu sau:
Thứ nhất là các quy hoạch tổng thể và chi tiết. Các quy hoạch tổng thể và quy
hoạch chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng là những công cụ quan trọng được sử dụng để quản lý hoạt động đầu tư.
Thứ hai là các kế hoạch. Các kế hoạch định hướng và một số kế hoạch trực tiếp
về đầu tư của các ngành và đơn vị.
Thứ ba là hệ thống luật pháp. Hệ thống luật pháp liên quan và thường được áp
dụng để quản lý hoạt động đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai... Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến quản lý đầu tư và lợi ích của toàn xã hội.
Thứ tư là danh mục các dự án đầu tư. Người quyết định đầu tư sẽ quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án căn cứ vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dựa trên danh mục các dự án đầu tư. Nắm bắt tình hình triển khai từng dự án dựa trên danh mục này để có biện pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc điều chuyển vốn sang các công trình, dự án khác có khả năng giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đúng theo tiến độ.
Thứ năm là các hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn
vị thực hiện các công việc của quá trình thực hiện dự án.
Thứ sáu là các chính sách và đòn bẩy kinh tế. Những chính sách và đòn bẩy kinh tế quan trọng thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu tư bao gồm chính sách giá cả, tiền, tài chính tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư…
Thứ bảy là những thông tin cần thiết. Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh
nghiệm quản lý, giá cả, cả các tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư và thông tin khác có liên quan đến đầu tư.
Cơ sở pháp lý về quản lý các dự án đầu tư công
Một số nghị định và thông tư liên quan nhiều nhất đến quản lý các dự án đầu tư công bao gồm:
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019; - Luật Đấu thầu số 43/2013/QH11 ngày 26/11/2013;
- Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017; - Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
- Thông tư số 218/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế liên quan;
- Thông tư số 198/2013/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh lý các tài sản tại các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước ;
- Nghị quyết 21/2016/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Nghị định số 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ; - Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu; - Thông tư 198/2013/TT-BTC hướng dẫn sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Và các văn bản khác có liên quan…
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lýđầu tư công
Các tiêu chí đánh giá quản lý ĐTC được thể hiện qua các phương diện hiệu quả ĐTC. Tùy vào mục đích và phạm vi nghiên cứu mà hiệu quả ĐTC có thể được xét trên ba phương diện khác nhau: tài chính, kinh tế, xã hội.
- Xét phương diện tài chính: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của dự án được đánh giá dựa trên góc độ của chủ đầu tư thông qua các chỉ tiêu về mặt tài chính. Hiệu
quả tài chính được xem xét cho từng dự án đầu tư. Nếu các chỉ tiêu này đảm bảo yêu cầu về mặt tài chính thì xem như dự án mang tính khả thi và ngược lại. Các chỉ tiêu tài chính phổ biến bao gồm: tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm (AV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ số lợi ích (BCR), chỉ số độ nhạy (e).
- Xét phương diện kinh tế: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả của dự án được đánh giá
dựa trên góc độ của nền kinh tế và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mặt kinh tế làm cơ sở cho việc tính toán. Trong thực tế, một dự án có hiệu quả tài chính cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Đó là lý do khi đánh giá hiệu quả của dự án ĐTC, Nhà nước xem xét đến hiệu quả kinh tế để biết được sự đóng góp của dự án đó đối với nền kinh tế. Khi một nguồn lực được bỏ ra để sử dụng cho một dự án này sẽ làm giảm nguồn lực để sử dụng cho các dự án khác. Vì thế phải lựa chọn dự án sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Xét phương diện xã hội: Hiệu quả xã hội là hiệu quả của dự án được đánh giá
dựa trên góc độ xã hội, nó phản ánh sự đóng góp của dự án đối với toàn xã hội thông qua các lợi ích xã hội mà dự án mang lại như tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, có bao nhiêu việc làm do dự án tạo ra, đời sống người nông dân có được cải thiện hay không, có làm tăng năng suất hiệu quả sản xuất…và hàng loạt các lợi ích khác như môi trường sinh thái được cải thiện, sự phát triển đồng đều và mức sống của các vùng miền.
Do đó, hiệu quả ĐTC được xét trên ba phương diện: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Các dự án ĐTC cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu sau: một là đảm bảo lợi ích tài chính (tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng nguồn lực...); hai là đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các vùng, các
cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hoá...); và ba là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường. Tuy nhiên, có thể nói tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế được đặt ưu tiên đầu. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế có thể kể đến bao gồm:
- Hệ số đầu tư tăng trưởng (Hệ số ICOR)
Hệ số ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh giữa chỉ tiêu đầu vào là vốn đầu tư thực hiện (hoặc tích luỹ tài sản) và chỉ tiêu đầu ra là kết quả sản xuất đạt được. Như vậy hệ số ICOR có trị số càng thấp nghĩa là hiệu quả càng
cao và ngược lại. ICOR cần tính cho từng năm và chung cho nhiều năm trong một thời kỳ trên cơ sở chỉ tiêu đầu vào là Vốn đầu tư và chỉ tiêu đầu ra là GDP. Có thể tính ICOR từ các số tương đối (gọi là phương pháp 1) hoặc từ các số tuyệt đối (gọi là phương pháp 2).
Phương pháp 1: Tính ICOR từ các số tương đối, theo công thức sau:
ICOR1 = Dt Iq
Trong đó: Dt là Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của năm nghiên cứu; Iq là Tốc độ tăng GDP năm nghiên cứu so với năm trước năm nghiên cứu.
ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: để tăng thêm 1 phần trăm GDP đòi hỏi phải tăng bao nhiêu phần trăm (1%) tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
Phương pháp 2: ICOR tính từ các số tuyệt đối theo công thức:
ICOR2 = Vt Gt - Gt-1