Kết quả nghiên cứu mô hình 1

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 126)

4.3.1. Phân tích thống kê mô tả

Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang.

Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2020. Số lượng phiếu phát ra: 250 phiếu, tỷ lệ 100%.

Số lượng phiếu khảo sát thu về: 245/250 phiếu. Số phiếu hợp lệ: 238 phiếu.

Số phiếu không hợp lệ: 07 phiếu (Lý do: Các phiếu này đánh phiếu sơ sài, không đủ thông tin cần khảo sát).

Hình 4.10 thể hiện chi tiết các giai đoạn tham gia quản lý ĐTC của các đối tượng trong mẫu khảo sát gồm: Giai đoạn 1 (1990-1995); Giai đoạn 2 (1996-2000); Giai đoạn 3 (2001-2005); Giai đoạn 4 (2006-2010); Giai đoạn 5 (2011-2015); Giai đoạn 6 (2016-2018).

Hình 4.10 thể hiện chi tiết các giai đoạn tham gia quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20

Hình 4.10 Thông tin về giai đoạn tham gia

quản lý các dự án ĐTC

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20

Hình 4.11 Biểu đồ phân bố thời gian tham gia quản lý các công trình ĐTC

Với 238 mẫu được thu thập từ các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang: các đối tượng có giai đoạn công tác chiếm nhiều nhất là giai đoạn 6 có 76 đối tượng (chiếm 31,9%), cả giai đoạn 5 và 6 là 93 đối tượng (chiếm 39,1%). Kế tiếp là giai đoạn 4, 5, 6 là 20 chuyên gia (chiếm 8,4%) và giai đoạn 5 là 24 đối tượng. Việc các đối tượng được khảo sát công tác tại tất cả các giai đoạn nghiên cứu, 1990-2018 cho thấy mẫu nghiên cứu thể hiện được tính bao quát của dữ liệu, thu thập được tất cả các ý kiến chuyên gia trong các giai đoạn sẽ mang lại cho nghiên cứu các ý kiến đánh giá về hiệu quả quản lý ĐTC khách quan và tin cậy.

Hình 4.11 cho thấy thời gian các đối tượng tham gia công tác quản lý các công trình ĐTC nhiều nhất là từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 36,6% (87 đối tượng), tiếp đến là trên 10 năm có 74 đối tượng (chiếm 31,1%). Tỷ lệ thời gian tham gia công tác liên quan đến quản lý ĐTC tại Tiền Giang của các đối tượng được khảo sát phần lớn từ 5 năm trở lên (chiếm 67,7%) cho thấy các ý kiến nhận định về hiệu quả quản lý ĐTC tại địa phương sẽ đạt sự chính xác hơn, bởi vì các công trình ĐTC thông thường sẽ có các giai đoạn khác nhau và thời gian hoàn thành cũng khác nhau (có thể là đúng hoặc chậm tiến độ). Do đó, với thời gian công tác đủ dài liên quan đến

các công trình ĐTC thì các ý kiến thu thập về đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang sẽ đem lại kết quả tin cậy.

Đa số các đối tượng khảo sát là giám đốc các công trình, sở, ban, ngành có liên quan đến công tác quản lý ĐTC là 16 người, chiếm tỷ lệ 9% (hình 4.12). Tỷ lệ đối tượng khảo sát là trưởng/phó các phòng ban là 29% (51 người) và nhiều nhất là chuyên viên có liên quan đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang chiếm đến 62% (111 người).

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20

Hình 4.12 Biểu đồ thông tin về vị trí công tác

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20

Hình 4.13 Biểu đồ phân bố trình độ trong mẫu

Tỷ lệ về vị trí công tác trong mẫu phù hợp với tình hình quản lý ĐTC hiện nay, bởi trong công tác quản lý thì các đối tượng là giám đốc và trưởng/phó các phòng, ban luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chuyên viên. Số lượng giám đốc và trưởng/phó các phòng ban chiếm 33,2 (79 người), với tỷ lệ thời gian tham gia công tác liên quan đến quản lý ĐTC tại Tiền Giang của các đối tượng được khảo sát phần lớn từ 5 năm trở lên (chiếm 67,7%). Số đối tượng tham gia quản lý các công trình ĐTC tại tỉnh Tiền Giang có trình độ từ đại học trở lên chiếm số lượng lớn trong mẫu (94%), kế đến là trình độ cao đẳng (3%), trình độ sau đại học chiếm 3% (hình 4.13).

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20

Hình 4.14 Biểu đồ phân bố giới tính

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20

Mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch về giới tính. Trong đó, nam giới chiếm tỉ lệ 76% so với nữ giới là 24% (hình 4.14). Sự chênh lệch này phù hợp với thực tiễn vì các dự án ĐTC thường là các công trình xây dựng, trong quá trình vận hành các dự án này sẽ phải đi công tác thường xuyên để thị sát các công trình thì nam giới sẽ thuận tiện cho công việc hơn. Độ tuổi tập trung nhiều nhất trong mẫu là trên 45 (chiếm 27%), kế đến là từ 35 đến 45 tuổi (chiếm 44%), cuối cùng là từ 25 đến 35 tuổi (chiếm 29%) (hình 4.15).

Dữ liệu này phù hợp với điều kiện thực tế khi phần lớn các đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 35 trở lên (chiếm 71,4%, 170 người), vì quản lý các công trình thuộc lĩnh vực ĐTC đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý ĐTC.

Tóm lại, phân tích thống kê mô tả các đối tượng được khảo sát trong mẫu nghiên cứu cho thấy, các đối tượng khảo sát đều có thời gian công tác phần lớn trên 5 năm (161/238), trình độ (đa phần là đại học và sau đại học), và giai đoạn công tác hơn hai giai đoạn (127/238) thể hiện được tính bao quát của dữ liệu trong nghiên cứu, cũng như các ý kiến về đánh giá hiệu quả hiệu quả ĐTC tại Tiền Giang thu thập được sẽ đem lại kết quả tin cậy.

4.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang công tại Tiền Giang

4.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Giá trị Cronbach’s Alpha của các thang đo tám nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, các thang đo thể hiện bằng 44 biến quan sát tại bảng 4.14. Bên cạnh đó, thành phần đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC với ba biến quan sát cũng đã được thể hiện trong bảng 4.14 và Phụ lục 5. Cụ thể:

Định hướng đầu tư (DH) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,886 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, do đó cả ba biến quan sát trong nhân tố này đều được giữ lại trong phân tích EFA.

Bảng 4.14 Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến này

Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH), alpha=0,886 DH1 8,44 1,986 ,789 ,829 DH2 8,40 2,055 ,791 ,830 DH3 8,34 1,830 ,763 ,858 Thẩm định dự án chính thức (TD), alpha= 0,641 TD1 11,03 2,425 ,569 ,424 TD2 11,34 2,750 ,657 ,510 TD3 11,75 2,255 ,448 ,541 TD4 11,58 2,059 ,533 ,552

Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL), alpha=0,624

DL1 10,87 3,309 ,467 ,542

DL2 11,06 3,161 ,230 ,655

DL3 10,50 3,238 ,471 ,538

DL4 10,52 3,466 ,446 ,559

Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC), alpha=0,855

LC1 34,45 25,236 ,273 ,877 LC2 33,87 23,360 ,228 ,844 LC3 33,71 22,586 ,571 ,840 LC4 33,81 22,964 ,599 ,839 LC5 33,50 22,226 ,778 ,826 LC6 33,46 22,123 ,666 ,832 LC7 33,61 21,091 ,741 ,824 LC8 33,81 22,804 ,562 ,841 LC9 34,04 22,867 ,494 ,848 LC10 33,90 21,657 ,608 ,837

Triển khai dự án (TK), alpha=0,824

TK1 17,17 11,507 ,214 ,811 TK2 17,21 9,967 ,127 ,764 TK3 17,16 9,173 ,210 ,741 TK4 16,96 10,222 ,623 ,789 TK5 16,69 11,699 ,507 ,812 TK6 16,46 13,043 ,364 ,834 Điều chỉnh dự án (DC), alpha=0,887 DC1 20,26 11,316 ,700 ,869 DC2 20,29 11,793 ,674 ,874 DC3 20,27 10,056 ,749 ,860

DC4 20,50 10,108 ,775 ,855

DC5 20,66 10,308 ,669 ,875

DC6 20,30 11,054 ,683 ,870

Vận hành dự án (VH), alpha=0,753 (giữ lại hết)

VH1 14,92 5,454 ,400 ,754

VH2 15,28 4,920 ,496 ,722

VH3 15,05 4,892 ,589 ,683

VH4 15,03 5,278 ,622 ,679

VH5 14,86 5,574 ,536 ,708

Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG), alpha=0,832

DG1 19,38 6,853 ,663 ,793 DG2 19,41 7,349 ,557 ,815 DG3 19,46 7,203 ,556 ,816 DG4 19,45 7,024 ,727 ,781 DG5 19,56 7,530 ,537 ,818 DG6 19,38 7,367 ,598 ,807

Đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công ở Tiền Giang (HQ), alpha=0,799

HQ1 8,15 1,620 ,608 ,762

HQ2 8,03 1,514 ,646 ,723

HQ3 8,27 1,320 ,683 ,684

Nguồn: Kết quả Cronbach’s Alpha của SPSS từ dữ liệu khảo sát

Thẩm định dự án chính thức (TD) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,641>0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, do đó cả bốn biến quan sát trong nhân tố này đều được giữ lại trong phân tích EFA.

Đánh giá độc lập đối với thấm định dự án (DL) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,624>0,6 và có ba biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 ngoại trừ 01 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là DL2,do đó biến này sẽ bị loại ra khỏi các bước nghiên cứu tiếp theo. Còn ba biến quan sát còn lại trong nhân tố này được giữ lại trong phân tích EFA.

Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,855>0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 ngoại trừ hai biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là LC1 và LC2, do đó hai biến sẽ bị loại ra khỏi các bước nghiên cứu tiếp theo. Còn tám biến quan sát còn lại trong nhân tố này được giữ lại trong phân tích EFA.

Triển khai dự án (TK) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,824>0,6 và có ba biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, ngoại trừ ba biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là TK1, TK2 và TK3, do đó ba biến này

sẽ bị loại ra khỏi các bước nghiên cứu tiếp theo và ba biến quan sát TK4, TK5 và TK6được giữ lại trong phân tích EFA.

Điều chỉnh dự án (DC) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,887>0,6 và tất cả sáu biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, do đó sáu biến quan sát trong nhân tố này đều được giữ lại trong phân tích EFA.

Vận hành dự án (VH) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,753>0,6 và đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, do đó tất cả các biến này được giữ lại trong phân tích EFA.

Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,832>0,6 và tất cả sáu biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3, do đó sáu biến quan sát trong nhân tố này đều được giữ lại trong phân tích EFA.

Đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC ở Tiền Giang (HQ) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,799>0,6 và tất cả biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Do đó ba biến quan sát trong nhân tố này đều được giữ lại trong phân tích EFA.

Tóm lại, hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo lường Hiệu quả quản lý ĐTC đều từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng đều cao (lớn hơn 0,3). Điều này chứng tỏ rằng thang đo phù hợp, do vậy các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu đều được sử dụng trong bước phân tích EFA kế tiếp.

4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tập hợp các biến quan sát đã qua kiểm tra về độ tin cậy, nghiên cứu tiến hành kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 4.15 trình bày kết quả EFA của 38 biến quan sát ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang (sau khi đã loại sáu biến từ bước đánh giá hệ số tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha).

Bảng 4.15 Kết quả hệ số KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố KMO and Bartlett's Test

Trị số Kaiser-Meyer-Olkin 0,763

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 7,268E3

df 703

Sig. 0,000

Bảng 4.15 cho thấy mức ý nghĩa Sig: 0,000 < 0,05 cho kết luận giữa các biến có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể và chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Hệ số KMO = 0,763 > 0,5 cho thấy mức độ ý nghĩa của tập hợp dữ liệu đưa vào phân tích phù hợp, chứng tỏ mô hình phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả phân tích nhân tố EFA (Phụ lục 5) cho thấy có 8 nhân tố được rút trích với giá trị Eigenvalue = 12,186 và phương sai trích là 66,08% nghĩa là tám nhân tố này giải thích được 66,08% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện rút trích các nhân tố đã thu được sự thay đổi nhóm của biến LC10 từ nhóm LC xuống nhóm DC. Biến LC10 này đo lường nhân tố: “Luôn có quy trình được lập trước (nhưng giới hạn) để bổ sung dự án có tính cấp bách về kinh tế hay chính trị”. Nội dung biến LC10 đo lường cũng có nhân tố điều chỉnh trong đó, do vậy biến LC10 được gộp chung với 6 biến DC thuộc nhóm Điều chỉnh dự án. Bảng 4.16 thể hiện kết quả ma trận xoay nhân tố.

Bảng 4.16 Bảng ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrixa

Component 1 2 3 4 5 6 7 8 LC4 ,867 LC5 ,754 LC3 ,698 LC8 ,824 LC6 ,980 LC7 ,971 LC9 ,968 DC2 ,855 LC10 ,982 DC1 ,773 DC3 ,981 DC4 ,974 DC6 ,738 DC5 ,964 DG5 ,866 DG2 ,843 DG3 ,838 DG6 ,753 DG1 ,847 DG4 ,935 TD4 ,857 TD2 ,955 TD1 ,953 TD2 ,951 TK4 ,861 TK5 ,912 TK6 ,883 DH1 ,725 DH2 ,687 DH3 ,660 DL3 ,802 DL1 ,770 DL4 ,697 VH1 ,713 VH3 ,884 VH5 ,856 VH2 ,871 VH4 ,684 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20

Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang được đo lường bởi ba biến quan sát HQ1, HQ2 và HQ3. Bảng 4.17 trình bày kết quả phân tích nhân tố này.

Bảng 4.17 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s Test biến hiệu quả quản lý ĐTC KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,691 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 194,532 df 3 Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20

Bảng 4.17 cho thấy hệ số KMO = 0,691và kiểm định Bartlett’s Test of Sphenricity có mức ý nghĩa Sig= 0,000 < 0,05. Do vậy phân tích nhân tố này là phù hợp.

Bảng 4.18 Kết quả rút trích nhân tố của nhân tố Hiệu quả quản lý đầu tư công Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance Cumulative % Total Variance % of Cumulative %

1 2,072 69,060 69,060 2,072 69,060 69,060

2 ,530 17,663 86,723

3 ,398 13,277 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20

Hệ số Eigenvalues = 2,072 > 1, tổng phương sai rút trích là 69,06% > 50%, cho nên giá trị phương sai đạt chuẩn, nghĩa là nhân tố này giải thích được 69,06% sự biến thiên của nhân tố Hiệu quả quản lý ĐTC (bảng 4.18).

4.3.2.3. Kiểm định tương quan

Kết quả phân tích tương quan cho thấy hệ số Sig giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.05. Điều này chứng tỏ các giá trị của biến độc lập đủ điều kiện để tác giả thực hiện các bước tiếp theo. Ngoài ra, Sig giữa các biến độc lập đều lớn hơn 0,05, kết luận các biến này không có tương quan với nhau hay không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích (Phụ lục 5).

4.3.2.4. Kiểm định phương sai thay đổi

Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phần dư chuẩn hoá với các biến độc lập cho thấy giá trị Sig. tương quan Spearman giữa phần dư chuẩn hoá (ABSRES) với các biến độc lập đều lớn hơn 0,05, cho nên phương sai phần dư là

đồng nhất, giả định phương sai không đổi không bị vi phạm. Do đó, có thể kết luận mô hình nghiên cứu không có hiện tượng tự tương quan (Phụ lục 5).

4.3.2.5. Kiểm định mô hình bằng phân tích hồi qui bội

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước tính độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố, mô hình nghiên cứu đã xác định được tám nhân tố bao gồm: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)