Nhận xét và thảo luận kết quả nghiên cứu mô hình 1

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 138 - 145)

Nhân tố Triển khai dự án (TK) (Beta chuẩn hóa =0,372) có tác động mạnh nhất đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Điều này cho thấy, việc quản lý có

hiệu quả ĐTC tại Tiền Giang chịu ảnh hưởng lớn nhất từ công tác triển khai dự án. Việc (i) Lựa chọn đúng dự án tốt; (ii) Lập ngân sách chính xác; (iii) Chuẩn bị các điều kiện cần về năng lực quản lý tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự, thu hồi đất; (iv) Kế hoạch mua sắm máy móc, vật tư; (v) Theo dõi và quản lý chi phí; (vi) Quản lý các rủi ro phát sinh sẽ kiểm soát được tiến độ cũng như chi phí của các dự án tại Tiền Giang (Vũ Thành Tự Anh, 2012). Kết quả nghiên cứu đồng nhất với các nghiên cứu của Rajaram và ctg (2010); Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012).

Kết quả khảo sát ở nhóm yếu tố này từ TK4 đến TK6 cho thấy có đến 6 ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và 64 ý kiến Không đồng ý. Các ý kiến không đồng ý nằm chủ yếu ở TK4 “Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu và mua sắm phù hợp với thông lệ tiên tiến”. Điều này cho thấy ở bước triển khai này còn nhiều bất cập.

Bảng 4.23 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Triển khai dự án

Đvt: %

Tổng hợp các ý kiến nhân tốĐánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành

dự án

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu và mua sắm phù hợp với thông lệ tiên tiến

(TK4) 2,5 18,1 31,9 34,9 12,6

Việc thực hiện các kế hoạch mua sắm cho công tác triển khai ĐTC luôn hiệu

quả (TK5) 0 7,1 36,6 41,6 14,7

Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu luôn

hiệu quả, tiết kiệm. (TK6) 0 1,7 23,9 60,1 14,3

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu

Có thể thấy trong một số dự án ĐTC lớn, chi phí và thời gian hoàn thành đều lớn và kéo dài hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu như:

Giai đoạn từ 2001-2010: các dự án Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, các công trình thuỷ lợi huyện Tân Phú Đông, trường Đại học Tiền Giang, mở rộng chợ trung tâm huyện Chợ Gạo, nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Tân Lập, hệ thống cấp nước năm xã cù lao huyện Tân Phú Đông.

Giai đoạn từ 2010-2018: gồm các dự án đê bao thị xã Gò Công, kênh 14, kênh Trần Văn Dõng, kênh Tham Thu, hệ thống cống dưới đê Bình Ninh – huyện Chợ Gạo, cống Rạch Chợ và Thủ Ngữ.

Những nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên tại tỉnh Tiền Giang có thể kể đến như:

Thứ nhất: Nút thắt trong giải tỏa mặt bằng, kể cả do thay đổi chính sách đền bù

giải tỏa chưa được tháo gỡ.

Thứ hai: Không bố trí được vốn, do vậy không thể triển khai đúng tiến độ. Thứ ba: Thay đổi thiết kế kỹ thuật (nhiều trường hợp do nhà thầu kém năng lực), dẫn đến kéo dài thời gian và tăng dự toán các hạng mục đầu tư.

Thứ tư: Đấu thầu biến thành đấu giá nên nhà thầu có năng lực kém nhưng bỏ giá thấp được chọn.

Thứ năm: Thay đổi nhà thầu do nhà thầu thiếu năng lực, từ đó dẫn tới thay đổi

một cách toàn diện dự án đầu tư, kể cả về thiết kế, thời gian, chi phí.

Dự án càng kéo dài càng bị đội chi phí, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát cao, chi phí đầu vào (nhất là lao động) tăng nhanh, và tỷ giá bị phá nhiều lần. Trên thực tế, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát tương đối, VND trên thực tế đã tăng giá nếu so mức năm 2007 với mức năm 1992 (Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ, 2009). Nếu xem xét việc phá giá tiền đồng của Việt Nam từ đầu năm 2009 (ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008) thì đến nay, Việt Nam đã có ba lần phá giá tiền tệ. Lần thứ nhất vào ngày 25/11/2009, lần thứ hai vào ngày 10/02/2010. Lần thứ ba là lần gần đây nhất, tháng 8/2010, Ngân hang Nhà nước đã có quyết định nâng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ thêm 2,1%, từ 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD, với biên độ được giữ nguyên ở mức +/-3%, áp dụng từ ngày 18/08/2010. Theo đó, tỷ giá trần USD/VND có thể giao dịch sẽ tăng lên ở mức 19.500 VND/USD. Đây là đợt điều chỉnh thứ hai trong năm 2010 và là đợt thứ ba kể từ ngày 25/11/2009 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, tỷ giá USD/VND đã được tăng tổng cộng thêm 5,27%.

Có thể thấy, mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá sẽ thúc đẩy sức thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp, và giúp khối đầu tư nước ngoài tự tin hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán được trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng thì việc tăng tỷ giá cũng dẫn đến hệ lụy đó là giá nhiều mặt hàng còn phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình đầu tư, triển khai dự án và vật liệu sử dụng cho các dự án ĐTC có nguồn gốc từ nhập khẩu sẽ tăng. Việc tăng giá này sẽ gây áp lực đến chi phí triển khai đã được dự toán cũng như thời gian hoàn thành của dự án.

Nhân tố Vận hành dự án (VH) (Beta chuẩn hóa= 0,282): Vận hành dự án có mức tác động đứng thứ hai sau “Triển khai dự án” có tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu đồng nhất với các nghiên cứu của Rajaram và ctg (2010); Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012).

Kết quả khảo sát ở nhóm yếu tố này từ VH1 đến VH5 cho thấy có đến bốn ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và 73 ý kiến Không đồng ý. Các kết quả tại bảng 4.24 cho thấy ở bước vận hành dự án này vẫn còn nhiều bất cập. Tại Tiền Giang, nguyên nhân chính của việc vận hành dự án không đúng hiệu quả nằm ở hai vấn đề chính: Thứ nhất là các dự án chưa sử dụng các tiêu chí Đánh giá về Hệ thống đấu thầu và mua sắm – (Country Procurement Assessment Reviews - CPARs), cụ thể việc chuyển giao tài sản không đi kèm với đăng bộ tài sản, ngân sách vận hành và bảo trì thiếu do chi thường xuyên không được kết nối vào ngân sách và tài khóa. Thứ hai là đăng bộ tài sản không đầy đủ; thiếu kinh phí vận hành và bảo dưỡng do không gắn với ngân sách chi thường xuyên.

Bảng 4.24 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Vận hành dự án Tổng hợp các ý kiến nhân tốĐánh giá

và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Việc thắng thầu của các dự án luôn dựa

trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh 0,8 5,0 21,8 51,7 20,6 Các dự án luôn sử dụng các tiêu chí Đánh

giá về Hệ thống đấu thầu và mua sắm – (Country Procurement Assessment Reviews - CPARs)

0,8 13,0 32,8 41,6 11,8 Chất lượng công trình luôn được giám sát

chặt chẽ trong quá trình thi công dự án 0 10,1 19,7 56,7 13,4 Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan

quản lý luôn chặt chẽ và đúng lịch trình thi

công 0 02,5 30,7 55,5 11,3

Công tác bàn giao giải phóng mặt bằng

cho việc vận hành dự án luôn đúng tiến độ 0 0 25,6 55,9 18,5

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu

Nhìn chung, các yếu điểm của khâu này xuất phải điểm từ việc thắng thầu của các dự án luôn dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh (VH1), chính vì vậy kéo theo năng lực quản lý, điều hành trong quá trình vận hành dự án còn nhiều bất cập và chưa hiệu quả.

Nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) (Beta chuẩn hóa =0,264): Việc kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn mà do chính cơ quan thực hiện tự thẩm định sẽ đem lại sự lạc quan thái quá và thiếu khách quan đối với các dự án ĐTC. Mặt khác, do xác định chi phí quá thấp và lợi ích quá cao, nhất là trong trường hợp có nguy cơ xung đột lợi ích nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu đồng nhất với Rajaram và ctg (2010); Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012).

Kết quả khảo sát ở nhóm yếu tố này gồm DL1, DL3 và DL4 được thể hiện tại bảng 4.25 cho thấy có đến 10 ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và 24 ý kiến Không đồng ý.

Bảng 4.25 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án Tổng hợp các ý kiến nhân tốĐánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Việc thẩm định dự án chính thức được thực

hiện bởi cơ quan chi trả cho dự án (DL1) 0 9,7 41,6 40,8 8,0 Các bản thẩm định dự án luôn chi tiết và cụ

thể (DL3) 0,8 5,5 16,0 62,2 15,5

Việc điều chỉnh dự án sau khi có đánh giá độc lập luôn được tiến hành đúng quy định.

(DL4) 0 4,6 25,2 55,9 14,3

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu

Kết quả khảo sát cho thấy, ở bước quản lý này thì vấn đề chính nằm ở việc điều chỉnh dự án sau khi có đánh giá độc lập chưa được tiến hành đúng quy định, và các bản thẩm định dự án vẫn còn chưa chi tiết và cụ thể.

Nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG): Nhân tố này có tác động tiêu cực (Beta chuẩn hóa = - 0,215) đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Nghĩa là nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) khi thay đổi 1 đơn vị sẽ làm cho Hiệu quả quản lý ĐTC thay đổi giảm 0,248 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Kết quả nghiên cứu đồng nhất với nhận định của Vũ Thành Tự Anh (2012), vì đây là một khâu rất quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua.

Kết quả khảo sát ở nhóm yếu tố này từ DG1 đến DG6 cho thấy có đến bốn ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và 36 ý kiến Không đồng ý. Ý kiến Không đồng ý chiếm nhiều ở yếu tố DG3: “Việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận hành luôn được

giám sát thường xuyên” và DG5: “Giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án ĐTC đã hoàn thành luôn được tính toán”. Trong thực tế, hoạt động quản lý ĐTC tại Tiền Giang cho thấy, các dự án luôn được đánh giá khi hoàn thành, tuy việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận hành được giám sát thường xuyên nhưng chưa đi vào thực chất; giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án ĐTC đã hoàn thành luôn được tính toán nhưng chưa sát với giá trị thực tiễn của công trình. Thêm vào đó, cơ quan cung cấp dịch vụ chưa cung cấp đủ ngân sách để vận hành và bảo dưỡng những tài sản hình thành từ các dự án ĐTC. Việc bàn giao trách nhiệm quản lý cho cơ quan cung cấp dịch vụ đối với hoạt động vận hành và bảo dưỡng tài sản cũng không đạt chất lượng (Bảng 4.26).

Bảng 4.26 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án của các đối tượng được khảo sát

Tổng hợp các ý kiến nhân tốĐánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Các dự án ĐTC luôn có quy trình chuyển giao trách nhiệm quản lý cho cơ quan cung cấp dịch vụ đối với hoạt động vận hành và bảo dưỡng tài sản (DG1).

1,7 1,7 16,4 60,9 19,3 Cơ quan cung cấp dịch vụ luôn được

cung cấp đủ ngân sách để vận hành và bảo dưỡng những tài sản hình thành từ các dự án ĐTC (DG2).

0 2,5 23,1 54,6 19,7 Việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận

hành luôn được giám sát thường xuyên

(DG3). 0 3,4 26,5 50,4 19,7

Tài sản có được từ các dự án ĐTC luôn định giá theo những nguyên tắc kế toán

(DG4). 0 2,5 21,4 61,3 14,7

Giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án ĐTC đã hoàn thành luôn được tính toán

(DG5). 0 3,4 28,2 56,7 11,8

Dự án luôn được đánh giá khi hoàn thành

(DG6). 0 1,7 21,0 58,0 19,3

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu

Nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) (Beta chuẩn hóa = - 0,140) có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Kết quả định lượng thu được là phù hợp với thực tiễn kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia ở nhóm yếu tố này từ DC1 đến

DC6 cho thấy có đến tám ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và 34 ý kiến Không đồng ý (Bảng 4.27) và đều ở yếu tố DC3, DC5 và DC6.

Bảng 4.27 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Điều chỉnh dự án Tổng hợp các ý kiến nhân tốĐiều chỉnh dự án Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

UBND Tỉnh Tiền Giang đã có những phân bổ hợp lý đối với các chương trình

ĐTC (DC1). 0 1,7 12,2 50,8 35,3

Quá trình phân bổ các dự án ĐTC đã giúp cải thiện tính ưu tiên của các

chương trình ĐTC (DC2). 0 0 13,4 56,3 30,3 Cơ quan thực hiện dự án luôn được yêu

cầu chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ

(DC3). 1,7 4,6 9,2 42,4 42,0

Các báo cáo này luôn luôn cập nhật phân

tích chi phí và lợi ích (DC4). 0 7,1 18,9 45,4 28,6 Các cơ quan tài trợ luôn chịu trách nhiệm

cho những thay đổi về chi phí và lợi ích

(DC5). 1,7 6,3 26,5 42,0 23,5

Những báo cáo quản lý này được sử dụng trong những thảo luận ngân sách tiếp theo với Sở Tài Chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh (DC6).

1,7 ,8 10,5 53,8 33,2

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu

Kết quả này cho thấy các báo cáo điều chỉnh dự án chưa hiệu quả trong việc “Cơ quan thực hiện dự án luôn được yêu cầu chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ” (DC3), bởi vì luôn có sự chậm trễ trong công tác báo cáo. Mặt khác, vì các dự án ĐTC thường chậm tiến độ phần lớn ở khâu giải phóng mặt bằng nên trong quá trình thực hiện dự án, báo cáo phát sinh (ngoài báo cáo định kỳ) là thường xuyên xảy ra, nên mặc dù các cơ quan thực hiện dự án luôn được yêu cầu chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ nhưng hầu như luôn báo cáo chậm tiến độ. Ngoài ra, các cơ quan tài trợ không hoàn toàn chi trả cho những thay đổi về chi phí và lợi ích trong quá trình thực hiện các dự án ĐTC. Bởi vì trong quá trình triển khai dự án, có thể xuất hiện những tình huống mới ảnh hưởng đến thiết kế, tiến độ, hay chi phí của dự án, tuy nhiên các nhà tài trợ sẽ không chia sẻ và không chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến vấn đề này. Các báo cáo điều chỉnh này cũng chưa được sử dụng trong những thảo luận ngân sách tiếp theo với Sở Tài Chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang.

Với bộ số liệu trong nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của ba nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH), Thẩm định dự án chính thức (TD), Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC) đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Có thể lý giải vấn đề này theo tình hình thực tiễn tại Tiền Giang như sau.

Thứ nhất, đa phần các dự án ĐTC tại Tiền Giang là các dự án trọng điểm về

kinh tế, an ninh quốc phòng kết hợp với kinh tế biển, do đó việc Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu đối với các dự án ĐTC tại Tiền Giang thường do các bộ, ban, ngành phụ trách, lập chiến lược chung trên tổng thể phát triển kinh tế của các nước cũng như vấn đề an ninh quốc gia, an ninh biển đảo.

Thứ hai, Luật ĐTC (2019) đã được phê duyệt và đưa vào áp dụng đã góp phần

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ĐTC trong cả nước nói chung và ở Tiền Giang nói chung, tuy nhiên giai đoạn nghiên cứu của luận án là từ 1990 – 2018, cho nên những vướng mắc ở khâu Định hướng đầu tư, xây

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)