0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp về đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ (Trang 86 -88 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô

4.2.4. Giải pháp về đầu tư

- Xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

- Công bố và tổ chức thực hiện quản lý phát triển du lịch theo Đề án phát triển du lịch Cô Tô bền vững giai đoạn 2016 - 2020 nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt để thu hút đầu tư.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách thu hút các dự án du lịch lớn (trên 4 sao) đầu tư vào Cô Tô (khu Vàn Chảy, Hồng Vàn, Cô Tô Con, Hòn Cá Chép, Vụng Ba Châu, Vụng Ăng ten).

- Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao: Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát

triển du lịch ở huyện đảo Cô Tô. Hiện nay ở Hòa Bình đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch (Hồ Hoà Bình, Kim Bôi…). Tuy nhiên, việc đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có sức hấp dẫn, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách, có những chính sách, mô hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động có chất lượng…

- Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác: Trong tiến trình hội nhập của du lịch huyện với du lịch của tỉnh Quảng Ninh và du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn (theo quy hoạch), đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp (3 - 4 sao) với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí…) là hết sức quan trọng và cần thiết.

- Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng cao hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp: Hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao có chất lượng bổ trợ cho các hoạt động của khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của họ ở huyện đảo còn rất hạn chế. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng này cần ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình vui chơi giải trí và thể thao tổng hợp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa - thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng truyền thống: Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô

- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao để đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả: Đây là một lĩnh vực đầu tư rất quan trọng, đảm bảo cho việc nâng cao chất

lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Hòa Bình đang phát triển trên con đường hội nhập với hoạt động phát triển du lịch trong nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc đầu tư để xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và đồng bộ từ cán bộ quản lý đến đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu hiện nay là rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn ngành du lịch huyện. Giải pháp đầu tư về đào tạo có thể được thực hiện đồng bộ giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - và cá nhân người lao động (có thể tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế trong các chương trình hợp tác về đào tạo).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ (Trang 86 -88 )

×