Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 80 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô

4.2.1. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đối với sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển du lịch.

- Phối hợp với Sở Du lịch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Hội Du lịch Cô Tô và các đơn vị liên quan khác tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho khoảng 500 lao động phục vụ ngành du lịch, cụ thể: + Nghiệp vụ du lịch (kỹ năng giao tiếp, lễ tân, buồng, bàn, bar, thuyết minh viên): 200 lao động

+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc): 200 lao động

+ Lao động phụ trợ (lái xe, lái tàu, chế biến nông sản hải sản, thủ công mỹ nghệ...): 100 lao động

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động khách sạn: Chú trọng tăng cường số lượng lao động nhất là các chức danh quản lý; Thực hiện rà soát, tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tập huấn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và chăm sóc khách hàng; Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động; Quan tâm công tác quản trị nguồn nhân lực và liên kết, hợp tác để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động;

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Doanh nghiệp lữ hành xây dựng kênh thông tin để nhân viên nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch; Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch và những kiến thức tổng hợp cho nhân viên; Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, cử nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia các hội nghị, hội thảo, các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch: Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thực hiện đúng quy định về cấp thẻ, đổi thẻ và hướng dẫn hoạt động đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên

du lịch; Xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch; Đa dạng hóa các hình thức đào tạo; Tổ chức các cuộc thi, sinh hoạt, hội thảo, đi khảo sát thực tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác; Sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên từ nhiều nguồn khác nhau: Cộng tác, đặc cách, đội ngũ thuyết minh tại điểm...;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các khu, điểm du lịch: Tổ chức các khóa đào tạo về du lịch và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên bao gồm: Thuyết minh, bán hàng, phục vụ nhà hàng, giao tiếp ứng xử, tiếng Anh; Tổ chức các lớp quản lý du lịch để nâng cao trình độ quản lý, điều hành chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là những người chưa qua nghiệp vụ quản lý kinh tế, du lịch; Tổ chức tự đào tạo theo hình thức những người có thâm niên nghề nghiệp, có nghiệp vụ hướng dẫn lại cho những người mới vào hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong nhà hàng, cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ bàn, nghiệp vụ nhà hàng, ngoại ngữ, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, nụ cười du lịch...; Các đơn vị kinh doanh dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị theo nhiều hình thức khác nhau; Thành lập Hiệp hội Nhà hàng, cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch nhằm tạo một diễn đàn chung, bảo đảm quyền lợi, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, tạo thương hiệu cho nhà hàng và cơ sở dịch vụ; quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ với người quản lý nhân viên phục vụ các cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực du lịch:

+ Hoàn thiện cơ chế và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch: Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch; Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý

nghiệp vụ, làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế; Tăng cường cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ hướng dẫn viên...; Cần có những chính sách đãi ngộ thu hút các chuyên gia trong nước và nước ngoài; Đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng; Xây dựng hệ thống dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch thành phố; Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch với những định hướng, mục tiêu, lộ trình và giải pháp phát triển phù hợp;

+ Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động và đào tạo, bồi dưỡng về du lịch cho người lao động: Cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành danh mục chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn nghiệp vụ người lao động trong ngành du lịch. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ lao động trong các doanh nghiệp; Đổi mới công tác dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch trên địa bàn thành phố; Định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý cho các nhóm ngành nghề trong lĩnh vực du lịch; Nghiên cứu biện pháp hỗ trợ bồi dưỡng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và các chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho người lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch;

+ Liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Việc liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời giúp dự báo một cách chính xác nhu cầu nguồn nhân lực du lịch trong tương lai, tạo sự hợp lý trong quan hệ “cung - cầu”. Cần tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;

+ Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách du khách trong chiến lược phát triển du lịch cộng đồng: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch cho lãnh đạo các ngành, các địa phương; Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch

cộng đồng theo hướng tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, định hình sản phẩm phù hợp với đặc trưng của địa phương, với cơ sở hạ tầng du lịch thành phố; Huy động nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong phát triển du lịch cộng đồng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)