0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các điều kiện về kinh tế xã hội của huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ (Trang 41 -45 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về huyện Cô Tô

3.1.2. Các điều kiện về kinh tế xã hội của huyện Cô Tô

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mặc dù nền kinh tế huyện Cô Tô có những bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Cô Tô vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang trình tự cung tự cấp. Điều này được thể hiện trong bảng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2017 như sau:

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành qua các năm ở huyện Cô Tô

(theo giá cố định năm 2010)

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trưởng (%) I Tổng GTSX (giá cố định) 38,4 41,7 62,9 14,6 1 Ngành nông, lâm và thủy sản 22,7 24,3 35,4 12,9

2 Ngành CN, TTCN, XD 5,5 5,6 7,1 8,0

3 Ngành TMDV và DL 10,2 11,8 20,4 19,9

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô)

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2017 tăng 14,6% so với năm 2010. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 12,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8%, khu vực dịch vụ tăng 19,9%.

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Ngành N, L, TS 59,1 58,2 56,3

2. Ngành CN, TTCN, XD 14,3 13,5 11,3

3. Ngành TMDV và DL 26,6 28,3 32,4

Tổng cộng 100 100,0 100,0

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô)

Tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản và CN, TTCN, XD trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, tuy nhiên còn chậm. Năm 2017 tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản là 56,3% giảm 1,9% so với năm 2016 còn ngành CN, TTCN, XD giảm 2,2% so với năm 2016. Trong khi đó tỷ trọng ngành TMDV và DL năm 2013 là 32,4% tăng 4,1% so với năm 2016. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện còn chưa rõ rệt, tốc độ chuyển dịch chậm. Do đó, trong thời gian tới huyện cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách để phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện.

3.1.2.2. Dân số

Trong 3 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 5.553 người năm 2015 lên 6.047 người tính tới năm 2017. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2015 tăng với 3,1%, năm 2016 tăng 3,5%, năm 2017 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người (chiếm 58,37%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, còn xã Thanh Lân do có địa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ít hơn.

ĐVT: Người

Hình 3.1: Biểu đồ dân số huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Cô Tô) 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nâng cao phúc lợi của dân cư nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của các nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bước được quan tâm nâng cấp.

Hệ thống giao thông bao gồm đường thủy và hệ thống đường đô thị đã được nâng cấp hiện đại hóa cụ thể như sau:

- Giao thông đường thủy, là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng góp phần phúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Mạng lưới giao thông đường thủy huyện có cảng quân sự Bắc Vàn, và cảng Dân sự Cảng Cô Tô vận tải chuyên chở hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại. 5553 5901 6047 5300 5400 5500 5600 5700 5800 5900 6000 6100

- Hệ thống đường giao thông đô thị tường bước được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo nhu cầu giao thông đi lại của các phương tiện giao thông và nhân dân trên đảo, hệ thống đường nội thị đã được bê tông hóa.

Hệ thống điện: trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đưa lưới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn bộ các xã và thị trấn trong huyện đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đường điện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.

Thông tin liên lạc: trong nền kinh tế thị trường, ngoài chức năng về chính trị, xã hội, thông tin trở thành yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều này, huyện Cô Tô đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến toàn bộ tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Thủy lợi: hệ thống thủy lợi được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tăng năng suất phần lớn các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô… Trong những năm qua công tác thủy lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ.

3.1.2.4. Văn hóa xã hội

Kinh tế - xã hội là hai mặt của nền kinh tế nói chung, nếu như phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội thì cũng không thể phát triển bền vững được do vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế.

Văn hóa: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi động với các hoạt động như: Chương trình văn nghệ, thể thao "Mừng Đảng - Mừng xuân" và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện; khai mạc du lịch hè 2013 gắn với lễ hội Carnaval Hạ Long năm 2013; lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01- 08/6) năm 2013 tại huyện Cô Tô.

Về giáo dục: So với các huyện khác trong tỉnh, Cô Tô có hệ thống giáo dục tương đối phát triển, hệ thống trường học của huyện được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trương tất cả con em đến tuổi đi học đều được đến trường, chất lượng chuyên môn dạy và học trong các trường không ngừng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được điều đó là do có sự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả toàn huyện hiện có 10 trường học ở các cấp học, đã có 08 trường đạt chẩn quốc gia, 02 trường đủ điều kiện đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Y tế: Huyện đã duy trì mô hình quân - dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, hàng năm thực hiện khám, chữa bệnh cho 7.000 đến 10.000 lượt người với đội ngũ y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện đã nâng cao về trình độ chuyên môn đã thực hiện tốt một số thủ thuật hồi sức cấp cứu cơ bản và các phẫu thuật cấp cứu tiểu phẫu n hư: mổ viêm ruột thừa, mổ đẻ khó, mổ thoát vị bẹn hẹp, bơm hơi tháo lồng ruột ở trẻ em, nắn, bó bột gãy xương, trật khớp, hồi sức cấp cứu nhi khoa,… kiểm tra sức khỏe định kỳ cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ (Trang 41 -45 )

×