Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô
4.2.3. Giải pháp về truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch:
Trong thời gian qua các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh từng bước dần được thể chế hóa. Vì vây công tác tuyên truyền về
vị trí, vai trò của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của tỉnh cần được quan tâm. Các điểm du lịch cần nêu cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tạo không gian xanh sạch đẹp để giữ nét đẹp riêng của huyện đảo.
- Tăng cường quy mô và phạm vi hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch:
Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch huyện trong thời gian qua chưa được triển khai thường xuyên, quy mô nhỏ, sản phẩm quảng bá thiếu tính hấp dẫn, sáng tạo, theo lối mòn. Chính vì vậy, hiệu ứng Marketing du lịch mới chỉ dừng ở mức độ nhất định. Do đó các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cần được mở rộng cả về phạm vi và quy mô, trong đó cần chú trọng tham gia các chương trình, sự kiện Thương mại - Văn hóa - Du lịch lớn như: Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội -Việt Nam (VITM); Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM (ITE); Tổ chức Hội nghị xúc tiến giới thiệu điểm đến du lịch Cô Tô tại các thị trường trọng điểm như: Hà Nội; Quảng Ninh; Huế; Đà Nẵng; Thành Phố Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông cửu long, liên kết các tuyến điểm với các đường bay của các tỉnh và các chương trình xúc tiến của Tổng cục Du lịch; Tham gia liên kết các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch tại các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch huyện đảo đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước..
- Đẩy mạnh liên kết, huy động nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch: Hoạt động phối hợp liên ngành trong việc thực hiện tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện, Sự phối kết hợp giữa các ngành trong hoạt động xúc tiến quảng bá chưa thật chặt chẽ, hiệu quả. Do vậy cần liên kết huy động nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch. Giao cho phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, Hội du lịch Cô Tô, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch và các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch Cô Tô.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, xúc tiến du lịch còn mỏng, trình độ chuyên môn còn trẻ. Chính vì vậy kỹ năng thực hiện, tổ chức Marketing du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên sâu. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, các thông tin về du lịch, dịch vụ du lịch huyện phần lớn mới chỉ dừng lại ở ngôn ngữ tiếng Việt, tài liệu tuyên truyền quảng bá bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, còn hạn chế về chất lượng cũng như số lượng, do đó chưa đáp ứng được việc đưa thông tin đến với khách nước ngoài.
- Tập trung phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch: Nâng cấp và quản trị hiệu quả Website, fanpage du lịch Cô Tô; Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô; Phát triển các tiện ích quảng bá du lịch cho các thiết bị cầm tay (điện thoại di động thông minh, máy tính bảng v.v...)
- Bổ sung kinh phí cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch:Ngân sách đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm còn hạn chế. Kêu gọi xã hội hóa trong việc thực hiện công tác truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch Cô Tô (in cẩm nang du lịch, xây dựng bản đồ du lịch...).