Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 74 - 75)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2.Những tồn tại, hạn chế

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại địa bàn huyện Cô

3.4.2.Những tồn tại, hạn chế

- Du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, mức đóng góp vào GDP của huyện còn khiêm tốn, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ; tính chuyên nghiệp trong du lịch chưa cao.

- Môi trường kinh doanh du lịch đã được cải thiện, tuy nhiên mới chỉ là bước đầu cần được tiếp tục đẩy mạnh, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch chưa triệt để. Môi trường kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, tái phát các tiêu cực. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện, xử lý triệt để; tai nạn rủi ro trong hoạt động du lịch còn xảy ra và tiềm ẩn các nguy cơ.

- Số lượng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhiều, nhưng chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ, trình độ quản lý, khả năng về tài chính, năng lực cạnh tranh chưa theo kịp được tốc độ và xu thế phát triển; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ của người làm du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thiếu cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề cao; chưa có (hoặc ít) các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược lâu dài, nhất là các thị trường trọng điểm, nguồn lực đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên mới chỉ ở bước đầu, chưa có đào tạo chuyên sâu, số lượng đào tạo chưa nhiều.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nhất là hạ tầng giao thông (giao thông thủy và bộ),

- Dịch vụ ngân hàng: Cây rút tiền tự động ATM cũng chỉ có 01 cây nên gây ra sự quá tải, không đủ phục vụ nhu cầu của du khách và nhân dân, tình trạng không rút được tiền (do trong cây hết tiền hoặc bị lỗi) xảy ra thường xuyên.

- Y tế: Trên địa bàn huyện không có bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa, chỉ có Trung tâm y tế quy mô cấp huyện. Những ca bệnh lý phức tạp không xử lý được thì phải chuyển viện lên tuyến trên, trong khi đó điều kiện giao thông, thời tiết không thuận lợi, cũng là một hạn chế đối với sự phát triển du lịch.

- Về sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù và hạn chế về hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch với yêu cầu phát triển. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn rất hạn chế.

- Về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp): trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú, của khối kinh doanh tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Cô Tô, tuy nhiên cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du lịch Cô Tô về đội ngũ lao động chất lượng hạn chế. Phần lớn các “chủ” doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 74 - 75)