0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ (Trang 67 -69 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.5. Công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch

Công tác quản lý nhà nước về các tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh không chỉ về số lượng mà còn chất lượng hoạt động qua tham gia cung cấp loại hình dịch vụ cho du lịch như lưu trú, ăn uống, dịch vụ giải trí, văn hóa cộng đồng, lao động phục vụ cho ngành du lịch của huyện, bảng 3.16 thống kê đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các năm 2015- 2017 như sau:

Bảng 3.16: Thống kê đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Khách sạn Cái 30 31 33 1 3,33 2 6,45 Nhà nghỉ Cái 95 101 106 6 6,32 5 4,95 Homestay Hộ 68 75 80 7 10,29 5 6,67 Lao động trực tiếp Người 850 1000 1500 150 17,65 500 50 Lao động

gián tiếp Người 1600 2000 2000 400 25 0 0

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)

Qua bảng 3.16 có thể thấy các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch kết hợp giữa lưu trú và ăn uống tại chỗ có quy mô tăng qua các năm. Năm 2015 có 30 khách sạn, 95 nhà nghỉ, 68 hộ tham gia hình thức Homestay. Năm 2016 có 31 khách sạn, 101 nhà nghỉ, 75 hộ tham gia hình thức Homestay. Năm 2017 có 33 khách sạn, 106 nhà nghỉ, 80 hộ tham gia hình thức Homestay. Các khách sạn trên địa bàn đến năm 2017 có 6 khách sạn 2 sao, 27 khách sạn 1 sao, du khách đến tham quan chủ yếu sử dụng nhà nghỉ và homestay. Số lượng các phòng nghỉ đáp ứng lượng khách cho du lịch huyện Cô Tô.

Lực lượng lao động trực tếp tăng hàng năm, năm 2015 có 850 lao động, năm 2016 có 1000 lao động, tăng thêm 17,65%, năm 2017 có 1500 lao động, tăng thêm 50% so với năm 2016. Quy mô lao động gián tiếp có biến động qua các năm, năm 2015có 1600 lao động, năm 2016 có 2.000 lao động và ổn định ở năm 2017.

Bảng 3.17: Đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô

ĐVT: Số phiếu được trả lời

Tiêu chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Điểm trung bình

Quản lý về loại hình doanh nghiệp 0 0 43 44 43 4,0 Quản lý về danh mục đăng ký

kinh doanh dịch vụ du lịch 0 22 22 44 43 3,83 Quản lý chất lượng hoạt động các

loại hình kinh doanh 0 0 0 65 65 4,5 Quản lý hoạt động xúc tiến, thu

hút đầu tư du lịch 0 0 22 43 65 4,33 Điểm trung bình chung Xtb=4,17

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kết quả đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô đạt điểm trung bình là 4,17 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Quản lý chất lượng hoạt động các loại hình kinh doanh” đạt 4,5 điểm và tiêu chí

“Quản lý hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch” đạt 4,33 điểm, xếp loại tốt, các tiêu chí “Quản lý về loại hình doanh nghiệp” đạt 4,0 điểm, tiêu chí “Quản lý về danh mục đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch” đạt 3,83 điểm, xếp loại khá.

Khai thác du lịch ở huyện Cô Tô rất có lợi thế bởi huyện đảo nơi đây mới khai thác cho nên tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô đưa ra chính sách cải thiện thu hút môi trường kinh doanh du lịch: Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện

tiến hành kiểm tra 09 đợt. Qua quá trình kiểm tra 354 lượt hộ kinh doanh, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản cảnh cáo và xử phạt vi phạm hành chính 88 vụ, phạt tiền 44.200.000 đồng, tiêu hủy các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng. Cấp 31 giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, 30 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống; Đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực trung tâm huyện, các điểm du lịch, các bãi tắm. Thường xuyên tổ chức phát động các cuộc ra quân dọn vệ sinh chung.; Tuyên truyền cho nhân dân kinh doanh dịch vụ đảm bảo các điều kiện, xây dựng văn hóa kinh doanh; Tạo môi trường thuận lợi và kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch tại Cô Tô.

Nhìn chung công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của ngành du lịch huyện, đáp ứng điều kiện môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp gia nhập ngành dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ (Trang 67 -69 )

×