Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3. Tình hình về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch tại huyện Cô Tô
a. Về lưu trú
Trong mùa du lịch 2015-2017, quy mô cơ sở lưu trú có sự thay đổi rất rõ rệt, theo xu hướng tích cực về số lượng cơ sở phục vụ lưu trú và cung ứng số phòng nghỉ đều tăng, trong đó đa số tập trung ở khu vực thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Bảng 3.6: Thống kê phân bổ cơ sở lưu trú du lịch huyện Cô Tô
Địa bàn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số cơ sở Số phòng Số cơ sở Số phòng Số cơ sở Số phòng Thị trấn Cô Tô 81 1.056 191 1.335 235 1.434 Đồng Tiến 29 431 85 595 117 631 Thanh Lân 8 50 10 70 14 90 Tổng 118 1.537 286 2.000 366 2.155
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)
Về số cơ sở phục vụ tăng, năm 2015 có 118 cơ sở, năm 2016 tăng lên 286 cơ sở và năm 2017 tăng dạt 366 cơ sở. Về số phòng nghỉ, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách, năm 2015 đạt 1.537 phòng, năm 2016 đạt 2.000 phòng và năm
2017 đạt 2.155 phòng. Với điều kiện xây dựng cơ sở lưu trú như vậy đã đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và kéo dài ngày nghỉ trung bình của du khách.
b. Về ăn uống
Với sự phát triển về quy mô lượng khách đến du lịch tại Cô Tô như vậy, nên cơ sở ăn uống tăng về quy mô. Năm 2015 toàn huyện có 41cơ sở, năm 2016 có 58 cơ sở và năm 2017 có 85 cơ sở ăn uống, trong đó các cơ sở ăn uống có quy mô lớn tập trung tại địa bàn thị trấn Cô Tô, ngoài ra tại các cơ sở lưu trú có đến 90% phục vụ cả nhu cầu ăn uống.
Bảng 3.7: Thống kê cơ sở ăn uống phân theo địa bàn tại huyện Cô Tô Địa bàn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Thị trấn Cô Tô 17 25 31 8 47,06 6 24 Đồng Tiến 20 28 43 8 40 15 53,57 Thanh Lân 4 5 11 1 25 6 120 Tổng 41 58 85 17 41,46 27 46,55
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)
c.Về giao thông
Do là huyện đảo nằm cách xa đất liền nên huyện đã phát triển các loại hình phương tiện giao thông phù hợp với việc phát triển du lịch.
Đối với đường thủy, phương tiện chủ yếu là tàu khách di chuyển từ dất liền ra đảo và đò khách phục vụ các tuyến điểm du lịch. Trong năm 2017 có 21 tài cao tốc, 5 tàu thường; 37 đò khách đi tuyến Bắc Vàn-Cô Tô Con, 3 đò khách tuyến Cô Tô - Thanh Lân.
Đối với đường bộ, phương tiện chủ yếu là xe ô tô, xe điện, xe gắn máy, xe đạp và xe đạp điện. Trong đó, phương tiện xe máy được sử dụng phổ biến nhất là 1.000 xe, phục vụ cho du khách thuê xe đi phượt, tự khám phá. Phương tiện là xe
đạp, xe đạp điện có 300 xe, xe điện phục vụ khách theo đoàn có 136 xe và ô tô có 9 xe.
Bảng 3.8: phương tiện giao thông tham gia vào hoạt động du lịch năm 2017 Đường thủy Phương tiện Tàu khách Đò khách Cao tốc Tàu thường Bắc Vàn - Cô Tô Con
Cô Tô - Thanh Lân
Số lượng 21 5 37 3
Đường bộ Phương tiện Xe ô tô Xe điện Xe gắn máy Xe đạp, xe đạp điện
Số lượng 9 136 1.000 300
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện) d. Các cơ sở vật chất khác
- Điểm mua sắm: Toàn huyện có khoảng 30 cơ sở mua sắm hàng hóa dịch vụ liên quan đến du lịch (cơ bản bán các sản phẩm hải sản Cô Tô như mực, cá, bào ngư, hải sâm, các loại rượu ngâm hải sản…), trong đó có 3 cơ sở được công nhận là điểm mua sắm đạt chuẩn.
- Điểm vui chơi, giải trí: Có 12 cơ sở karaoke, xông hơi, massage và khoảng 10 cơ sở internet công cộng. Các cơ sở đều được cấp phép hoạt động và cơ bản đảm bảo các điều kiện kinh doanh.
- Điện: Ngay từ đầu năm ngành điện đã đầu tư lắp thêm các trạm hạ áp để đảm bảo cung cấp điện cho các cơ sở kinh doanh và phục vụ sinh hoạt. Nhìn chung cơ bản đảm bảo phục vụ du lịch
- Nước: Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cơ bản đảm bảo, hiện 2 hồ chứa nước mặt gồm: hồ Trường Xuân ở xã Đồng Tiến dung tích 170.000 m³; hồ C4 ở thị trấn Cô Tô, trước đây nguồn nước chủ yếu phục vụ nông nghiệp, nay được xác định là “vò” nước ăn, phải thanh sạch, rừng lòng hồ chuyển từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Nước thải, tổ chức JICA của Nhật giúp đỡ hệ thống đường ống tự làm sạch nước thải công suất 50 m³/h được nâng cấp, phát huy tốt tác dụng.
- Bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có sự hiện diện của 2 nhà mạng lớn nhất Việt Nam là Vinaphone và Vietteltelephone, đảm bảo nhu cầu liên lạc cho khách du lịch và nhân dân.
- Ngân hàng: Có 2 hệ thống ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện Cô Tô là Agribank và Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên chỉ có Agribank phục vụ nhu cầu giao dịch tài chính cho khách du lịch.