Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý du lịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 77 - 80)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý du lịch trên địa bàn

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô Cô Tô

4.1.1. Quan điểm, định hướng

Một là, gắn phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô với phát triển

kinh tế chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phát triển du lịch trong cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, cần phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn trong huyện, tỉnh, liên tỉnh và nước ngoài nhằm tạo ra được điểm đến hấp dẫn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, từ đó góp phần tăng thu ngân sách cho huyện, giải quyết việc làm cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hai là, tăng cường, đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vài

trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, nhất là huyện đảo như Cô Tô. Theo xu hướng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch, đồng thời phát huy được vai trò cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện về quản lý du lịch huyện trong thời gian tới.

Ba là, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà

hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch của huyện Cô Tô cần hướng vào hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới trong phát triển du lịch. Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Cô Tô chính là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương, tỉnh Quảng Ninh vào điều kiện đặc thù của huyện, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay.Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của huyện, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý

nhà nước về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng ở huyện Cô Tô cần được sắp xếp trên cơ sở rà soát lại chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên trong quá trình quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về vấn đề bảo vệ

cảnh quan, môi trường, hướng vào chương trình xây dựng nông thôn kiểu mẫu, mỗi người dân đều tham gia bảo vệ môi trường, thu gom rác thải. Đồng thời, liên kết với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề mở các lớp đào tạo các chuyên ngành quản trị du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân...

Sáu là, xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo

hướng chuyên nghiệp, hiện đại; một trọng điểm du lịch biển đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc, khu sinh thái biển đảo cao cấp.

4.1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Xây dựng ngành du lịch, dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo có đóng góp cao nhất vào GDP của huyện.

Xây dựng văn hóa, văn minh du lịch Cô Tô; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, kéo dài thời gian du lịch trong năm; phát triển sản phẩm du lịch mới đặc sắc, độc đáo; kéo dài thời gian lưu trú du lịch và nâng mức chi tiêu của khách du lịch để tăng doanh thu du lịch; lấy sự hài lòng của du khách để xây dựng thương hiệu du lịch Cô Tô; tập trung các nguồn lực để phát triển du lịch bền vững.

* Mục tiêu cụ thể:

- Khách du lịch đạt khoảng 350.000 lượt.

- Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 500 tỷ đồng.

- Tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động trực tiếp và 2.500 lao động gián tiếp.

- 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch niêm yết giá dịch vụ công khai, cung cấp dịch vụ theo đúng giá niêm yết.

- 100% các cơ sở lưu trú du lịch được kiểm tra, thẩm định, phân loại, xếp hạng theo quy định của Luật Du lịch.

- Giải quyết triệt để các vấn đề về vệ sinh môi trường; bảo tồn, tái tạo cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch.

- Tập trung nguồn lực, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch (cảng tàu du lịch, đường xuyên đảo, bãi đỗ xe, hệ thống bảng chỉ dẫn, biển báo, pano thông tin bản đồ du lịch, phố đi bộ, trung tâm thương mại, chợ đêm, khu ẩm thực).

- Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tiêu chuẩn trên 4 sao.

- Xây dựng hoàn thiện ít nhất 1 bãi tắm du lịch đạt chuẩn.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch cho khoảng 500 lao động.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 77 - 80)