Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý du lịch

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

Đảo Phú Quốc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Cũng là hòn đảo lớn nhất

trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Quốc tăng nhanh, hiện Phú Quốc đã có 485 cơ sở lưu trú với tổng số 13.855 phòng, trong đó số lượng phòng khách sạn 4-5 sao có tốc độ tăng trưởng cao. Phú Quốc đã có sự hiện diện của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực khách sạn du lịch như Vin Group, Sun Group, BIM Group, CEO Group, Mường Thanh Hotel. Với sự đầu tư vào lĩnh vực lưu trú và hạ tầng dịch vụ đang tăng nhanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Phú Quốc hứa hẹn sớm trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch có đẳng cấp của đất nước, đồng thời đòi hỏi có những chính sách, giải pháp đột phá để thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.

Với việc đưa vào áp dụng nhiều giải pháp công nghệ, Phú Quốc đang đi đầu cả nước, trở thành một địa diểm du lịch hấp dẫn du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn bởi những tiện ích và sự an toàn.

Wifi miễn phí ở khắp nơi

Điểm đáng chú ý đầu tiên khi đến Phú Quốc chính là tại hầu hết các điểm du lịch chính của đảo, du khách đều có thể kết nối internet di động thông qua hệ thống wifi miễn phí.

Cập nhật nhanh các thông tin du lịch cần biết

Hiện Phú Quốc đã xây dựng Cổng thông tin Du lịch. Ngay khi truy nhập wifi miễn phí, du khách sẽ tự động được chuyển tới Cổng thông tin này để cập nhật các thông tin cần thiết khi du lịch ở hòn đảo này.

Ngoài ra, Phú Quốc còn xây dựng một ứng dụng về Du lịch trên di động. Với ứng dụng này, du khách có thể nhanh chóng tìm kiếm các thông tin mình

cần như hệ thống ATM, các tuyến đường, cây xăng… Đây là công cụ đơn giản giúp du khách hình thành một lịch trình du lịch phù hợp, tiết kiệm thời gian, chí phí mà vẫn có những trải nghiệm tốt nhất.

Trật tự trị an tốt

Cướp giật là một trong những tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng tới người dân và du khách. Để giảm thiểu tình trạng này, Phú Quốc hiện đang đưa Giải pháp Thành phố an toàn (Safe City) vào sử dụng rộng rãi.

Với một ứng dụng di động cài trên máy, người dân Phú Quốc có thể gửi thông tin, ảnh về các vụ việc mất trật tự trị an (ví dụ như cướp giật, tai nạn giao thông…). Ngay lập tức, lực lượng chức năng nhận được thông tin kèm theo vị trí xảy ra vụ việc và có thể nhanh chóng điều phối người tới xử lý. Ngoài gửi thông tin qua ứng dụng, người dân cũng có thể gọi điện tới đầu số khẩn cấp để báo cáo vụ việc. Lực lượng chức năng ngay lập tức nhận được thông tin và điều động người xử lý.

Với một số vụ việc như cướp giật, người dân có thể gửi thông tin ảnh chụp về thủ phạm, phương tiện giao thông giúp thủ phạm di chuyển. Ngay khi nhận được thông tin, hệ thống camera giám sát giao thông sẽ đọc biển số xe. Dựa trên các thông tin này, lực lượng an ninh trực tại Trung tâm điều hành Thành phố thông minh của Phú Quốc sẽ nhập thông tin và phát đi cảnh báo, gửi lệnh điều động đến lực lượng tại khu vực nhanh chóng tới xử lý vụ việc. Ngoài hệ thống camera giám sát giao thông, Phú Quốc còn trang bị hệ thống camera giám sát trật tự trị an công cộng, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, có nhiều đối tượng gây mất trật tự trị an.

Với chức năng phân tích hình ảnh, cảnh báo phương tiện, người xâm nhập, hệ thống giúp bảo vệ tài sản cho người dân, du khách, hệ thống này giúp lực lượng chức năng phát hiện kịp thời xử lý hoặc ngăn chặn những hành động vi phạm.

Những hệ thống, ứng dụng đang giúp Phú Quốc ngày càng trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách nói trên chỉ là một phần trong số các giải pháp công nghệ đang được sử dụng tại Phú Quốc. Được định hướng phát triển thành

một thành phố thông minh, UBND huyện đảo Phú Quốc đã cùng hợp tác với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) để hiện thực hóa mục tiêu.

Giai đoạn đầu tiên trong đề án phát triển thành phố thông minh Phú Quốc vừa được hai bên công bố hoàn thành, với 5 hệ thống đã được xây dựng bao gồm: Hệ thống Chính quyền điện tử, Hệ thống Wifi công cộng, Hệ thống Camera giám sát, Hệ thống Quản lý lưu trú trực tuyến và Hệ thống giám sát môi trường. Cả 5 hệ thống này hiện đã được đưa vào sử dụng thực tế và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và du khách.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng)

Theo Đề án “Phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, thành phố sẽ xây dựng đảo Cát Bà theo mô hình đảo sinh thái, thông minh, không có khí thải của phương tiện cơ giới, trở thành khu du lịch quốc gia.

Theo đó, Hải Phòng sẽ thực hiện tốt việc quy hoạch và đầu tư quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, vui chơi giải trí có nhiều loại hình, khu chức năng, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hiện đại được liên kết, khai thác đồng bộ tại đảo Cát Bà như thủy cung, khách sạn cao cấp 6 sao, hệ thống sân golf và các khu vui chơi, giải trí liên hoàn...

Ông Bùi Trung Nghĩa, Bí thư Huyện ủy Cát Hải cho biết: Thành phố Hải Phòng đã xây dựng quy chế quản lý giao thông trên đảo với mục đích không sử dụng các phương tiện giao thông có động cơ đốt trong hoạt động, chỉ sử dụng cáp treo và các loại xe điện làm phương tiện giao thông chủ yếu trên đảo để đưa đón khách du lịch.

Ủy ban nhân dân thành phố thỏa thuận với nhà đầu tư xây dựng phương án cụ thể để thực hiện việc miễn phí sử dụng phương tiện giao thông đối với người dân sinh sống trên đảo.

Thành phố thực hiện tốt cơ chế quản lý quy hoạch, quản trị đầu tư, khai thác, kinh doanh các dịch vụ du lịch trên toàn bộ quần đảo Cát Bà nhằm bảo đảm không bị phá vỡ quy hoạch và khai thác đồng bộ, hiệu quả.

Để hiện thực hóa đề án, Hải Phòng đã mời gọi nhiều nhà đầu tư có uy tín đến đầu tư tại Cát Bà như Tập đoàn Sungroup với khu cảng hàng hóa, bến tàu du lịch, ga cáp treo, nhà máy sản xuất các sản phẩm du lịch và khu dịch vụ hậu cần du lịch tại Cát Bà.

Cuối năm 2017, công trình trọng điểm quốc gia là cầu Tân Vũ-Lạch Huyện được đưa vào sử dụng sẽ tạo nên một cung đường giao thông thuận tiện để du khách trong nước, quốc tế đến với Cát Bà.

Cây cầu này nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long tạo thành mạng lưới giao thông kết nối Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long.

Ngoài sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, du khách còn có thể đến với Cát Bà bằng phương tiện thủy. Hiện nay, địa bàn thành phố có 21 tàu kinh doanh vận chuyển khách theo tuyến cố định Hải Phòng-Cát Bà (gồm 17 tàu cao tốc và 4 tàu thường), một tàu được cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa phục vụ vận chuyển khách du lịch.

Ông Vũ Tiến Lập, Trưởng Phòng Văn hóa-Thể thao và Du lịch huyện Cát Hải cho biết, tại Cát Bà hiện có 208 cơ sở lưu trú với gần 4.000 phòng ở, trong đó có Khu du lịch Cát Bà đạt tiêu chuẩn 4 sao, Khách sạn Hùng Long 3 sao, ngoài ra có 13 khách sạn 2 sao, 22 khách sạn 1 sao.

Trong 7 tháng qua, lượt khách du lịch tới Cát Bà đạt 1.436.000 lượt. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 775,9 tỷ đồng; tăng 10,3% và 10% so với cùng kỳ năm 2016.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện cô tô (Trang 25 - 28)