MỘT SỐ MÔ HÌNH GIÁO DỤC KỸ THUẬT PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 28 - 32)

TRÊN THẾ GIỚI

3.1. Mô hình Định hƣớng sản xuất công nghiệp (industrial/ production oriented) production oriented)

Theo mô hình này, nội dung dạy học kỹ thuật đƣợc xây dựng trên cơ sở định hƣớng theo các khái niệm và nội dung của công nghiệp và sản xuất (industrial/production oriented). Xuất phát từ vị trí của sản xuất công nghiệp, các phần tử của kỹ thuật máy móc, kỹ thuật điện tử và tự động hoá đƣợc đặt vào tâm điểm của dạy học. Các loại chế tạo, đặc biệt sản xuất hàng loạt hiện đại, đã tạo nên một chủ đề. Mô hình định hƣớng sản xuất công nghiệp đã hình thành từ các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, đặc biệt là các nƣớc Đông Âu. Nội dung giáo dục kỹ thuật đƣợc xác định dựa trên các ngành sản xuất công nghiệp.

Tiếp cận KT cơ bản Tiếp cận toàn diện Tiếp cận hoạt động KT C ác lo ại m áy m óc th eo ch ức nă ng Thẩm mỹ Môi trƣờng Thiết kế Chế tạo Sử dụng Kinh tế

3.2. Mô hình Định hƣớng theo lao động thủ công (craft-oriented)

Mô hình này định hƣớng mạnh theo sản xuất thủ công trong khuôn khổ các công việc thủ công với việc sử dụng gỗ và một số vật liệu khác nhƣ giấy, vải để sản xuất thủ công, qua đó rèn luyện sự khéo tay cho ngƣời học. Chúng ta thấy mô hình này trong truyền thống dạy học lao động ở Đức, Phần Lan. Nó quan hệ với việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, trƣớc hết từ gỗ nhƣng có cả gấp giấy và may vải. Hiện nay ở Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy đây còn là một bộ phận của chƣơng trình giảng dạy bắt buộc. Ở Thụy Điển, học sinh chọn một trong ba vật liệu: gỗ, kim loại hay vải. Tại Đan Mạch cả ba vật liệu là bắt buộc ở từng môn, và ở Na Uy các môn này hợp nhất trong một môn. Trọng tâm của mô hình giáo dục kỹ thuật này phát triển ở ngƣời học các kỹ năng vận động và thiết kế thẩm mỹ.

3.3. Mô hình Thiết kế kỹ thuật (“design”)

Mô hình này định hƣớng mạnh hơn đến hoạt động kỹ thuật “thiết kế” nhƣ là hoạt động giải quyết vấn đề. Trung tâm là sự phát triển tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề trong mối quan hệ mục đích - phƣơng tiện kỹ thuật. Quan điểm này cũng đƣợc vận dụng để xác định nội dung dạy kỹ thuật tại Hoa Kỳ, Anh và Phần Lan. Trọng tâm của mô hình này là phát triển tƣ duy thiết kế kỹ thuật.

3.4. Mô hình Khoa học tự nhiên ứng dụng (applied science)

Mặc dù cuộc tranh luận khoa học kỹ thuật và triết học kỹ thuật đã từ lâu khắc phục đƣợc quan niệm bó hẹp kỹ thuật nhƣ là khoa học tự nhiên ứng dụng, thì trong khuôn khổ các khái niệm giáo dục phổ thông, tính độc lập của kỹ thuật vẫn luôn bị phớt lờ. Biểu hiện của điều này là các mô hình khoa học ứng dụng (applied science). Theo mô hình này, kỹ thuật chỉ đƣợc dạy nhƣ phần ứng dụng của khoa học tự nhiên. Mô hình này chúng ta thấy ở Đan Mạch, nhƣng cũng thấy ở một số bang của Đức (Baden-Württemberg). Khi đó trung tâm của sự chú ý là mối quan hệ nhân quả của các đối tƣợng kỹ thuật trong quan hệ “cấu trúc (cấu tạo) - chức năng” và “nguyên nhân và hệ quả”. Các hoạt động kỹ thuật nhƣ thiết kế, chế tạo hay sử dụng và cả mối quan hệ với phƣơng diện xã hội của kỹ thuật không đƣợc chú ý đến trong mô hình giáo dục kỹ thuật này.

3.5. Mô hình Công nghệ tƣơng lai (modern technology)

Mô hình công nghệ tƣơng lai (hay công nghệ hiện đại) ít chú ý đến nội dung kỹ thuật thủ công, hay sản xuất công nghiệp mà nhấn mạnh hơn đến các công nghệ hiện đại. Một số nƣớc thì tập trung vào công nghệ thông tin thông qua kỹ thuật máy tính (nhƣ ở Pháp). Các nƣớc khác lại định hƣớng theo các công nghệ mới nhƣ công nghệ gen, công nghệ nano

và công nghệ mặt trời, công nghệ môi trƣờng và kỹ thuật vi hệ thống... Các công nghệ này là những đối tƣợng nghiên cứu và làm thay đổi thế giới cuộc sống, lao động và kinh tế trong thế kỷ 21. Chúng có thể tạo ra tăng trƣởng kinh tế qua nhiều năm, bỏ nhiều việc làm cũ và tạo ra việc làm mới. Trung tâm của mô hình giáo dục này định hƣớng theo các công nghệ, kỹ thuật hiện đại dự kiến phát triển trong tƣơng lai. Một số nƣớc nhƣ Hoa Kỳ, Đức và Pháp vận dụng mô hình này trong việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ thuật.

3.6. Mô hình Công nghệ đại cƣơng (general technology)

Các nhà khoa học Đức (Beckmann, J. (1806) – Banse, G.; Ropohl, G.; Wolffgramm, H.) đã đóng góp các công trình nhằm xây dựng lý thuyết công nghệ đại cƣơng và đã ảnh hƣởng đến việc phát triển chƣơng trình dạy kỹ thuật trong nhà trƣờng phổ thông. Điển hình cho các tiếp cận công nghệ đại cƣơng là các nghiên cứu “hệ thống kỹ thuật”. Máy móc kỹ thuật là một hệ thống biến đổi, vận chuyển và lƣu trữ các đối tƣợng nhƣ vật liệu, năng lƣợng và thông tin. Trọng tâm của mô hình này là, một mặt, phân tích hệ thống kỹ thuật và, mặt khác, phát triển tƣ duy trừu tƣợng đối tƣợng kỹ thuật cho ngƣời học, qua đó, phát triển tƣ duy hệ thống. Một số nƣớc xây dựng nội dung dạy kỹ thuật phổ thông dựa theo mô hình này nhƣ ở Hungari, Úc và một số bang ở Đức (Brandenburg).

3.7. Mô hình Khoa học Công nghệ Xã hội (STS: Science Technology Society ) Technology Society )

Mô hình Khoa học - Công nghệ - Xã hội nhấn mạnh quan hệ giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Theo đó, đặc trƣng của kỹ thuật là hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Trọng tâm của mô hình này nhấn mạnh đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa kỹ thuật, xã hội và con ngƣời. Ví dụ, vai trò, tác dụng của sự phát triển công nghệ nano...

Trọng tâm của mô hình giáo dục kỹ thuật này nhấn mạnh mối quan hệ giữa “nhu cầu – lao động – kỹ thuật – kinh tế – xã hội”. Mặt khác việc đánh giá kỹ thuật và đánh giá hệ quả kỹ thuật đƣợc nhấn mạnh. Một số nƣớc nhƣ Hoa Kỳ, Đức sử dụng mô hình này để xây dựng nội dung dạy kỹ thuật.

3.8. Mô hình Giáo dục kỹ thuật tổng hợp

Mô hình giáo dục kỹ thuật tổng hợp (KTTH) dựa trên quan điểm của Karl Marx: giáo dục KTTH nhằm truyền thụ cho học sinh những nguyên lý khoa học chung của các quá trình sản xuất, đồng thời huấn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng các công cụ cơ bản của các ngành sản xuất. Mô hình giáo dục KTTH đƣợc thực hiện và phát triển ở Liên Xô từ sau cách mạng Tháng Mƣời Nga và đƣợc phát triển ở các nƣớc thuộc hệ thống XHCN từ sau 1945 đến thời kỳ chuyển đổi xã hội Đông Âu đầu những năm 1990. Giáo dục KTTH là nguyên lý giáo dục đƣợc quán triệt trong toàn bộ chƣơng trình các môn học phổ thông, và đƣợc thực hiện qua các môn học chuyên biệt về lao động, kỹ thuật và sản xuất với những tên gọi khác nhau. Trong giáo dục KTTH, học sinh đƣợc đào tạo kiến thức và kỹ năng về lao động thủ công và công nghiệp thuộc các ngành sản xuất cơ bản nhƣ cơ khí, động lực, điện, điện tử, sản xuất nông nghiệp. Ƣu điểm cơ bản của mô hình KTTH là những nguyên lý kỹ thuật của các ngành sản xuất cơ bản đƣợc chú trọng. Nhƣợc điểm của mô hình KTTH giai đoạn này là trong khi tập trung vào kỹ thuật sản xuất thì ít chú ý đến các phƣơng diện khác nhƣ sử dụng kỹ thuật, đánh giá kỹ thuật, mối quan hệ giữa kỹ thuật với kinh tế, xã hội. Kỹ thuật trong gia đình ít đƣợc chú ý trong mô hình này. Từ sau 1990, giáo dục kỹ thuật ở các nƣớc Đông Âu đƣợc cải cách theo các mô hình mới, trong đó có tiếp thu các mô hình khác. Ở Nga, môn học Lao động trƣớc đây đƣợc đổi thành môn Công nghệ, nội dung giáo dục KTTH đƣợc hiểu rộng hơn so với trƣớc đây.

Ở Việt Nam, giáo dục lao động - kỹ thuật đƣợc đƣa vào trƣờng phổ thông từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 theo mô hình giáo dục KTTH. Từ đó đến nay, chƣơng trình môn học đã nhiều lần đƣợc đổi mới với các tên gọi khác nhau (lao động, kỹ thuật, lao động kỹ thuật, công nghệ), nhƣng quan điểm bao trùm vẫn là quan điểm giáo dục KTTH. Chƣơng trình môn Công nghệ ban hành năm 2002 đã có vận dụng nhiều quan điểm và xu hƣớng giáo dục kỹ thuật trên thế giới.

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp có các nhiệm vụ su: (a) Giáo dục kỹ thuật tổng hợp

- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, có tính chất nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng các công cụ lao động phổ biến trong sản xuất và đời sống.

(b) Hƣớng nghiệp

- Hƣớng ngiệp là hệ thống các tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn đƣợc nghề phù hợp với hứng thú năng lực, nguyện vọng, sở trƣờng của cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.

(c) Giáo dục ý thức lao động: - Giáo dục kỹ thuật lao động - Giáo dục tính kế hoạch.

- Giáo dục tính quy chuẩn và định mức kỹ thuật, tính đồng bộ và cân đối trong sản xuất.

- Giáo dục ý thức trật tự, vệ sinh bảo vệ môi trƣờng và an toàn lao động. Hệ thống giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong nhà trƣờng phổ thông với các thành phần nhƣ sau: kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)