Xác định mục tiêu dạy học chi tiết cụ thể

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 49 - 51)

1. MỤC TIÊU DẠY HỌC KỸ THUẬT

1.3.2. Xác định mục tiêu dạy học chi tiết cụ thể

Cơ sở cho việc chuẩn bị bài dạy là chƣơng trình đào tạo (chƣơng trình môn học, chƣơng trình mô đun). Mục tiêu dạy học trong chƣơng trình môn học/mô đun thƣờng đƣợc diễn đạt chƣa chi tiết cụ thể. Việc dạy học của giáo viên trong một giờ hoặc một bài dạy phải căn cứ theo mục tiêu chi tiết do giáo viên xác định từ việc triển khai chƣơng trình. Nhƣ vậy việc triển khai đó đã đặt ra cho các giáo viên câu hỏi sau đây:

Cơ sở cho việc chuẩn bị bài dạy là chƣơng trình đào tạo trong đó có chƣơng trình môn học (hay mô đun) có tính pháp lệnh do bộ chủ quản quản lý. Mục tiêu dạy học trong chƣơng trình môn học hay mô đun thƣờng diễn đạt dƣới dạng chƣa chi tiết. Do vậy nhiệm vụ của giáo viên khi soạn giáo án bài dạy là xác định và diễn đạt lại dƣới dạng chi tiết. Sau đây là quy trình thực hiện:

Bước 1: Nghiên cứu xác định mục tiêu, nội dung liên quan đến phạm vi bài dạy có trong chƣơng trình môn học, mô đun đào tạo;

Bước 2: Tìm hiểu thu thập các thành phần nội dung và cấu trúc của nội dung chuyên ngành;

Bước 3: Xác định nội dung dạy học cần thiết;

Bước 4: Xác định cấu trúc bài dạy;

Bước 5: Xác định mục tiêu dạy học về chuyên môn của bài dạy;

Bước 6: Xác định mục tiêu dạy học liên quan dựa trên ý tƣởng về tổ chức bài dạy

Cụ thể các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung bài dạy có trong chương trình môn học/mô đun

Mục tiêu dạy học trong chƣơng trình môn học hay chƣơng trình đào tạo thông thƣờng là bao gồm 3 loại mục tiêu nhƣ về kiến thức (cognitiv), về kỹ năng (Psychomotorish) và về ý thức thái độ (affectiv). Giáo viên phải xem xét giới hạn phạm vi mục tiêu, nội dung của bài dạy cho phù hợp với kế hoạch môn học. Trong bƣớc này giáo viên cần phân tích chƣơng trình để xác định những mục tiêu, phạm vi nội dung nào đƣợc quy định trong chƣơng trình cần thực hiện trong bài dạy.

Bước 2: Tìm hiểu các thành phần về cấu trúc của nội dung chuyên ngành

Mỗi một mục tiêu dạy học bất kỳ, ở mức độ tổng quát hoặc chi tiết cụ thể, cũng đều thể hiện lên đƣợc nội dung chuyên môn khoa học đứng

đằng sau nó. Giáo viên cần phải nghiên cứu phân tích các nội dung chuyên môn khoa học.

Những nội dung khoa học về lĩnh vực nào đó đƣợc trình bày trong các tài liệu chuyên ngành nhƣ sách giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí... là những cơ sở cho việc nghiên cứu phân tích.

Bước 3: Xác định nội dung dạy học cần thiết:

Những ai muốn xác định nội dung dạy liên quan cần thiết thì cần phải xác định ý nghĩa tác dụng của nội dung dạy học đó. Việc xác định đó sẽ trả lời cho câu hỏi sau: Học sinh cần những nội dung kiến thức gì cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này?

Giáo viên cũng cần chú ý đến những hƣớng phát triển của kỹ thuật công nghệ cho nghề nghiệp mà học sinh đang học và những yêu cầu mang tính chất xã hội cũng nhƣ cá nhân để xác định những kiến thức dạy học cần thiết. Theo Klafki11, khi xác định nội dung dạy học cần chú ý các nguyên tắc sau đây:

- Định hƣớng thực tiễn và tƣơng lai

- Có đặc tính mẫu đại diện cho những nội dung đối tƣợng khác (ví dụ học một số máy tiện cụ thể nào đó thay vì phải học tất cả)

- Phải có mối liên hệ với nhau

- Đáp ứng các yêu cầu về hoạt động nghề nghiệp

Căn cứ theo những nguyên tắc đó ta có những nội dung dạy học cụ thể gồm:

- Khái niệm, ký hiệu, tên gọi,

- Phƣơng pháp, cấu trúc, tính chất, phân loại, nguyên lý, biện pháp - Định nghĩa, công thức, quy tắc, lý thuyết, các hoạt động phù hợp với mục tiêu trong chƣơng hay mô đun.

Bước 4: Xác định cấu trúc bài dạy

Những nội dung dạy học đã đƣợc xác định ở bƣớc trên, ở bƣớc này đƣợc xếp lại thành cấu trúc bài dạy. Cấu trúc này phải vừa có tính lôgíc của nội dung chuyên ngành và vừa có tính lôgíc sƣ phạm.

Bước 5: Xác định mục tiêu dạy học về chuyên môn chi tiết cụ thể

Đến bây giờ chúng ta đã xác định đƣợc các nội dung và thứ tự dạy học của nó nhƣng chƣa xác định là học sinh cần có những kiến thức kỹ

năng ở mức độ nào khi học các nội dung kỹ thuật đó. Giáo viên căn cứ vào đề mục bài dạy để xác định mục tiêu dạy học chuyên môn.

Bước 6: Xác định mục tiêu dạy học liên quan

Để xác định mục tiêu dạy học liên quan giáo viên cần phải trả lời các câu hỏi sau đây:

- Nội dung chuyên môn nào sẽ là nội dung dạy học ở trạng thái có vấn đề?

- Nội dung chuyên môn nào sẽ là nội dung dạy học phát triển năng lực hành động?

- Cách thức tổ chức lớp học tƣơng ứng với các nội dung chuyên môn? - Với nội dung kiến thức chuyên môn đó có thể triển khai đƣợc các mục tiêu về giáo dục chung và mục tiêu về tƣ duy?

Từ kết quả trả lời các câu hỏi trên, giáo viên xác định và diễn đạt mục tiêu dạy học liên quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)