Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 132 - 138)

3. LỰA CHỌN SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn

Thông thƣờng giáo viên khi chuẩn bị bài đều chủ tâm lựa chọn sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện có của cơ sở để vận dụng đƣa vào bài

dạy. Việc lựa chọn phƣơng tiện dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng tiện gồm nội điều kiện và ngoại điều kiện (xem hình dƣới).

(a)Nội điều kiện

Nội điều kiện là các yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình dạy học, mà trong đó phƣơng tiện dạy học chịu sự tác động của nó nhƣ: mục tiêu, nội dung, chức năng, nhiệm vụ, phƣơng pháp dạy học..

- Mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học (MĐDH) và lĩnh vực mục tiêu dạy học là yếu tố có tính quyết định khi lựa chọn phƣơng tiện dạy học.

Ví dụ 1: MĐDH: Học sinh lắp đặt đảm bảo kỹ thuật máy bơm nhiên liệu.

PTDH: trƣờng hợp này cần phải có bơm thật.

Ví dụ 2: MTDH: Học sinh giải thích đƣợc hoạt động của bơm nhiên liệu.

PTDH: cần một mô hình cắt của bơm nhiên liệu.

Ví dụ 3: MTDH: Học sinh giải thích đƣợc diễn biến áp lực trong hệ thống.

PTDH: cần một hình vẽ.

Các phƣơng tiên dạy học là hình ảnh tĩnh, mô hình hay vật thật thích hợp cho mục tiêu dạy học thuộc lĩnh vực năng lực giải quyết vấn đề hay năng lực tƣ duy (xem bảng 15)

Phƣơng tiện dạy học hiện có Quyết định

Cải tiến, thiết kế chế tạo và thử nghiệm, bảo quản

Lựa chọn, thử nghiệm, bảo quản

Sử dụng Các yếu tố ảnh hƣởng

Các yếu tố ảnh hƣởng

Hình 32: Lựa chọn và triển khai chế tạo phương tiện dạy học

Bảng 15. Phương tiện dạy học

trong mối quan hệ với các mục tiêu dạy học

Loại phƣơng tiện Ví dụ Mục tiêu dạy học Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề Năng lực tƣ duy Năng lực hợp tác, giao tiếp Chịu trách nhiệm Độc lập Từ, chữ viết Sách, giáo trình, phiếu thông tin

Âm thanh Băng đĩa X

Hình ảnh tĩnh Sơ đồ, đồ thị, biểu bảng XX X X Hình ảnh động Phim, video X X Mô hình Mô hình chức năng trên mặt phẳng cắt XX X X

Vật thật Máy, chi tiết thật XX XX X X

Các thiết bị thí nghiệm kỹ thuật

Bộ thí nghiệm X X X X X

- Nhiệm vụ, chức năng lý luận: Mỗi giai đoạn trong quá trình dạy học có một chức năng lý luận nhất định hay một nhiệm vụ nhất định. Tùy theo nhiệm vụ dạy học, giáo viên chọn phƣơng tiện dạy học phù hợp (xem bảng 16).

Bảng 16. Mối quan hệ của phương tiện dạy học với chức năng dạy học

Các chức năng dạy học Các phƣơng tiện dạy học

Đặt vấn đề, gây động cơ, giao nhiệm vụ

Bản vẽ kỹ thuật, mô hình, vật thật, phim video, tranh ảnh, phim đèn chiếu

Thông tin về nhiệm vụ học tập

Phiếu dạy học (bản vẽ, sơ đồ, đồ thị, biểu bảng, tranh ảnh, các thông tin)

Thông tin, phân tích vấn đề

Bản vẽ kỹ thuật, mô hình, vật thật, phim video, tranh ảnh, phim đèn chiếu + đồ thị, sơ đồ

Trình bày giải thích mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau

Bản vẽ, tranh ảnh, đồ thị, bảng biểu, bảng ghim, phim đèn chiếu

Giải quyết vấn đề Phiếu dạy học (học sinh tự điền): kế hoạch lao động – công nghệ - các phƣơng tiện thí nghiệm Tổng hợp và sắp xếp các

đề nghị từ phía học sinh

Bảng ghim, bảng, phim chồng

Luyện tập thực hành Phƣơng tiện dạy học là vật thực, hay các mô hình mô phỏng thực tập...

Thực hiện hoạt động kỹ

thuật Bản vẽ, bản kế hoạch công nghệ

Thử nghiệm, kiểm tra,

đánh giá kỹ thuật Thiết bị thí nghiệm, dụng cụ đo kiểm Củng cố, kiểm tra thành

tích học tập

Bảng ghim, bảng, phim đèn chiếu, tranh ảnh

đồ thị, mô hình, vật thật;

Phiếu kiểm tra, phiếu dạy học (học sinh tự xác định các nội dung và điền vào phiếu)

- Phƣơng pháp dạy học: Phƣơng pháp dạy học là một yếu tố quan trọng luôn đƣơc xem xét khi lựa chọn phƣơng tiện dạy học. Mỗi phƣơng tiện dạy học đều có tính thích ứng phù hợp với một số phƣơng pháp dạy học nhất định.

Ví dụ: phim chồng lên nhau đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp kế thừa và phát triển.

Bảng 17. Phương tiện dạy học trong mối quan hệ với phương pháp dạy học và mục đích sư phạm

Loại phƣơng tiện dạy học

Mục đích sƣ phạm Phƣơng pháp dạy học

Bảng ghim - Tổng hợp và sắp xếp các đề nghị ý kiến của học sinh - Trình bày các mối quan hệ

Đàm thoại, thuyết trình, giải quyết vấn đề bốn bƣớc, kế thừa phát triển Vật thật - Trình bày các mối quan hệ

- Trình bày sáng tỏ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, phƣơng pháp chế tạo

- Đàm thoại - Thuyết trình - Làm mẫu

Mô hình chức năng (phỏng tạo)

- Trình bày những mối quan hệ - Làm sáng tỏ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động

- Đàm thoại

- Mô hình sáu bƣớc - Thuyết trình Phiếu dạy học Học sinh độc lập thu nhận

thông tin và thực hiện hoạt động học tập Đàm thoại, mô hình phƣơng pháp sáu bƣớc Định hƣớng hoạt động Tài liệu khác, sách, giáo trình

-Độc lập thu nhận thông tin -Tra tìm thông tin

Mô hình phƣơng pháp sáu bƣớc

Tranh, ảnh, hình (bản vẽ, đồ thị, biểu đồ)

Trình bày cấu trúc, cấu tạo của hệ thống kỹ thuật

Phân tích các mối quan hệ

-Thuyết trình

-Phƣơng pháp sáu bƣớc -Đàm thoại

- Nội dung dạy học: Tùy theo nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn phƣơng tiện phù hợp.

Ví dụ: nội dung dạy học là một hiện tƣợng thì giáo viên có thể làm thí nghiệm cho học sinh thấy.

- Thái độ và thói quen của giáo viên: Đây cũng là một yếu tố quan trọng. Trong quá trình dạy học, ngƣời thầy đóng vai trò vừa là ngƣời truyền thụ vừa là ngƣời tổ chức nhận thức. Nếu ngƣời thầy không say sƣa với công việc, không nhiệt tình thì cho dù phƣơng tiện dạy học có thích hợp với mục tiêu và nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học thì hiệu quả sử dụng của phƣơng tiện dạy học cũng rất thấp, thậm chí không đƣợc sử dụng. Thói quen và khả năng của giáo viên cũng ảnh hƣởng đến việc sử dụng phƣơng tiện dạy học.

(b) Ngoại điều kiện

Ngoại điều kiện là những điều kiện bên ngoài mối quan hệ của các thành tố của quá trình dạy học. Nó có thể thúc đẩy hay cản trở việc khai thác sử dụng và chế tạo phƣơng tiện dạy học của giáo viên gồm điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và sự quản lý. Hiện trạng thực tế của nhà trƣờng, cả về quản lý lẫn cơ sở vật chất, là những yếu tố cản trở hay thúc đẩy việc sử dụng phƣơng tiện dạy học. Có nhiều loại phƣơng tiện dạy học hiện đại có hiệu quả cao trong dạy học nhƣng không phải trƣờng nào cũng đều có thể đủ khả năng tài chính và tổ chức để trang bị đầy đủ. Nhiều trƣờng có trang bị rất nhiều máy chiếu và các phƣơng tiện hiện đại khác nhƣng không có những chính sách khuyến khích kích thích giáo viên sử dụng cho nên hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học đó rất thấp, thậm chí không hiệu quả.

Cơ sở vật chất cần thiết nhƣ thiết bị kỹ thuật, không gian phòng học cũng là những yếu tố ảnh hƣởng, đồng thời là điều kiện cần để giáo viên có thể quyết định lựa chọn phƣơng tiện dạy học. Giá thành, mục tiêu dạy học và các phƣơng tiện hỗ trợ ảnh hƣởng đặc biệt đến quyết định của giáo viên.

Bảng 18. Mối quan hệ giữa các phương tiện - giá thành - mục tiêu dạy học - các phương tiện hỗ trợ Phƣơng tiện dạy học Giá thành chế tạo

Mục tiêu dạy học Phƣơng

tiện kỹ thuật hỗ trợ sử dụng Nhận thức Tình cảm Kỹ năng P hƣơng ti ện trung tí nh

Tài liệu in thấp tốt trung bình không không Skrip tài

liệu số

thấp tốt trung bình không máy tính, máy chiếu Tranh treo

tƣờng

thấp tốt trung bình không không

Phim trong

thấp tốt trung bình không máy chiếu

Phim slide

(âm bản) trung bình tốt trung bình không máy chiếu Slide Hình ảnh

số, Slide

trung bình

tốt trung bình không máy tính, máy chiếu Mô phỏng

số

trung bình

tốt trung bình không máy tính, máy chiếu Mô hình trung

bình

tốt trung bình không Không

P T c hức nă ng Phần mềm học tập dạng chƣơng trình

cao tốt trung bình Tuỳ

loại máy dạy học, máy tính Phim video, VCD, video clip

cao tốt tốt không ti vi, đầu

video, máy tính, máy chiếu

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 132 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)