Đa phƣơng tiện

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 140)

4. ĐA PHƢƠNG TIỆN VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4.1. Đa phƣơng tiện

4.1.1. Khái niệm đa phương tiện

Xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội với nhiều công nghệ mới ra đời làm thay đổi nhiều yếu tố trong đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣ vậy, sự thay đổi công nghệ kéo theo sự thay đổi trang thiết bị kỹ thuật, thay đổi phƣơng thức sản xuất và dẫn đến công tác dạy học cũng phải thay đổi theo hƣớng công nghệ với việc ứng dụng đa phƣơng tiện vào quá trình huấn luyện, đào tạo nghề hiện nay. Để giải quyết đƣợc vấn đề này chúng ta cần làm rõ các khái niệm “đa phƣơng tiện” và “công nghệ dạy học”.

Đa phƣơng tiện đƣợc dịch từ thuật ngữ “Multimedia” và thuật ngữ này xuất hiện cũng khá lâu trong các tài liệu nƣớc ngoài (AV Instruction Media and Methods, Mc Grow-Hill, 1969). Trong giai đoạn này thuật ngữ Multimedia đƣợc xem là sự kết hợp nhiều phƣơng tiện với nhau một cách trọn vẹn và mang tính hệ thống trong một quá trình truyền thông và thuật ngữ này đƣợc dịch gọn là “Đa phƣơng tiện”. Hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho thuật ngữ biến đổi về mặt nội hàm của chúng, thuật ngữ “Đa phƣơng tiện” cũng đƣợc lấy từ nền tảng ban đầu kết hợp với các yếu tố mới xuất hiện cùng với máy tính điện tử. Nhƣ vậy, “Đa phƣơng tiện” đƣợc hiểu là sự kết hợp của nhiều phƣơng tiện với nhau một cách có hệ thống, bao hàm đa truyền thông, siêu liên kết, siêu văn bản trong quá truyền đạt thông tin.

Đa phƣơng tiện còn đƣợc hiểu là các phát triển kỹ thuật mới với sự trợ giúp của máy tính cung cấp cho ta một loạt khả năng thông tin và giáo dục. Đa phƣơng tiện với tƣ cách là khái niệm chung bao hàm các khái niệm nhƣ sự tích hợp về phƣơng tiện (âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video clip), hỗ trợ bởi máy tính và tƣơng tác (phần mềm cho phép tƣơng tác cùng làm, cùng tham gia, phản hồi...)

4.1.2. Các tính chất của đa phương tiện

- Tính hệ thống: Chính ngay bản thân đa phƣơng tiện đã thể hiện sự kết hợp các thành phần, các bộ phận tƣơng tác với nhau giữa phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại (âm thanh, hình ảnh, video) tác động vào hệ thống

các giác quan, đa kênh, đa chiều nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

- Tính tƣơng tác và tích hợp: Trong một cấu trúc đa phƣơng tiện bao giờ cũng thể hiện sự tích hợp cộng sinh tƣơng tác với nhau giữa các thành phần nhƣ: âm thanh - chuyển động, hình ảnh với màu sắc, cấu trúc với mô phỏng trong sự tƣơng tác đa kênh, đa chiều, đa liên kết, giữa ngƣời học với phƣơng tiện,với giáo viên.

4.2. Máy vi tính và khả năng ứng dụng trong dạy học

4.2.1. Vị trí của công nghệ thông tin trong dạy học

Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đã xâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực, và chi phối rất mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, lĩnh vực giáo dục đào tạo đƣợc xem là một trong những lĩnh vực có khả năng ứng dụng những thành tựu của CNTT.

- CNTT tác động và làm thay đổi mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và cách thức tổ chức quá trình dạy học.

- CNTT tác động đến các yêu cầu mới trong dạy học, làm thay đổi cách dạy, cách học một cách đa dạng nhƣ cập nhật các công nghệ mới, các phƣơng pháp mới, từ đó tạo ra nhu cầu học tập phong phú, đa dạng, học mọi lúc, mọi nơi và học suốt đời.

- CNTT cũng chính là công cụ, phƣơng tiện nhằm giúp cho việc thực hiện một cách có hiệu quả các yêu cầu trên.

4.2.2. Chức năng của máy vi tính và đa phương tiện trong dạy học

Dạy học đƣợc máy tính hỗ trợ là một khái niệm khái quát cho những khả năng sử dụng đa dạng phần cứng và phần mềm hiện đại trong các quá trình dạy và học. Máy tính trong dạy học trƣớc hết, có thể đƣợc sử dụng cho các nhiệm vụ sau:

(1)Máy tính là phương tiện làm việc

Khi đó máy tính sẽ là công cụ làm việc giúp hình thành một tờ báo với sự trợ giúp của xử lý văn bản, hay đánh giá các dữ liệu thí nghiệm. Các phƣơng pháp đƣợc máy tính hỗ trợ có những ƣu điểm, đặc biệt trong lĩnh vực cá nhân hoá, nếu phần cứng và phần mềm thích hợp đƣợc cung cấp cho việc này.

(2)Máy vi tính là phương tiện trình diễn

Máy vi tính đa phƣơng tiện đƣợc thể hiện nhƣ một công cụ trình diễn, mô tả lại thế giới hiện thực mà không cần thông qua một mô hình nào khác, nhƣ trực quan tạo hình ảnh - Animator, digital Video, âm thanh,

văn bản, sơ đồ... Ngoài ra, với các sự vật hiện tƣợng khó quan sát đƣợc trong thực tế, hoặc là quá phức tạp, máy vi tính có khả năng lƣợc bỏ các chi tiết không cần thiết, chỉ để lại các nguyên lý làm phát triển khả năng tƣ duy trừu tƣợng. Các phần mềm trình bày nhƣ Microsoft PowerPoint hay Matchware Mediator đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc trình bày các biểu đồ, hình ảnh và giới thiệu các kết quả làm việc... Một lĩnh vực ứng dụng điển hình là cho phép học sinh trình bày những kết quả hoạt động học tập của mình trƣớc tập thể lớp học...

(3)Máy tính là phương tiện để chế tạo phương tiện dạy học

Máy tính và các phần mềm liên quan là công cụ để soạn văn bản, làm phim hoạt hình, vẽ tranh ảnh, mô phỏng… Một trong những ứng dụng của máy tính điện tử là biên soạn giáo trình điện tử, không những hoàn toàn có thể thay thế tài liệu truyền thống mà còn tăng cƣờng sự liên kết, sự kết hợp âm thanh, hình ảnh, chữ viết và các hình tƣợng trong cùng một bài giảng. Máy vi tính thực hiện sự mô phỏng tái tạo hiện thực của sự vật, hiện tƣợng nhờ kết hợp các yếu tố nhƣ âm thanh, chuyển động, màu sắc, hoạt hình. Một số chƣơng trình có khả năng mô tả và tái tạo các hoạt động của các sự vật, hiện tƣợng một cách phong phú sinh động. Các phần mềm phổ biến hiện nay nhƣ: FLASH, DIRECTOR là những phần mềm có khả năng mô phỏng các quá trình, chuyển động nhƣ đang diễn ra trong hiện thực. Các phần mềm nhƣ Working Model, SolidWork ….là những phần mềm có khả năng mô phỏng tái tạo các hoạt động một cách tƣơng tác và có sự điều chỉnh của ngƣời sử dụng. Ngoài các phần mềm này, các phần mềm hệ thống điều khiển trên các máy điều khiển chƣơng trình số cũng thực hiện sự mô phỏng có điều khiển.

(4)Máy tính là một phương tiện giao tiếp truyền thông

Sự trao đổi thông tin giữa ngƣời dạy và ngƣời học, ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện thông qua mạng Internet, đã hình thành một môi trƣờng học tập tạo điều kiện cho ngƣời học có thể học mọi lúc, mọi nơi, ở mọi lứa tuổi và không phân biệt ranh giới của quốc gia. Máy tính điện tử và hệ thống mạng đã tạo ra các điều kiện đào tạo phong phú nhƣ đào tạo ảo, lớp học ảo, đào tạo từ xa, góp phần lớn vào việc bồi dƣỡng kiến thức tự đào tạo. Máy tính điện tử và các chƣơng trình dạy học hoặc các chƣơng trình hƣớng dẫn đã đƣợc lập trình điều khiển quá trình học nhƣ sau:

- Điều khiển dựa trên kết quả đạt đƣợc theo đƣờng thẳng. - Điều khiển dựa trên tiến trình phân nhánh.

- Điều khiển thông minh.

- Phòng học ảo.

Máy tính ngày càng trở thành phƣơng tiện giao tiếp. Diễn đàn điện tử, E-mail và Chat có thể mở rộng lớp học ra bên ngoài. Trong trƣờng học, việc trao đổi nhanh chóng thông tin và dữ liệu giữa giáo viên và học sinh hay giữa học sinh và học sinh qua E-mail (và thậm chí qua Chat) đƣợc dễ dàng. Chức năng trên của máy tính đƣợc sử dụng khá phổ biến trong giáo dục từ xa, tự học có hƣớng dẫn, tạo ra môi trƣờng học tập một cách thuận lợi, ngƣời học không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian và tiến trình học tập.

(5)Máy tính là công cụ học tập

Học sinh có thể sử dụng máy tính để tự luyện tập, xử lý tình huống, khám phá nội dung... Các chƣơng trình luyện tập và tập huấn thích hợp hầu nhƣ hoàn toàn cho việc truyền đạt kiến thức, sự kiện. Học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình qua phần mềm máy tính. Cuối một bài luyện tập học sinh có thể biết đƣợc thông tin về tiến bộ học tập của mình. Đến nay, đã có một thị trƣờng khổng lồ dành cho các “phần mềm học tập” loại này, phần lớn đƣợc sử dụng cho luyện tập và ôn tập ở nhà.

4.2.3. Các nguyên tắc định hướng sử dụng máy tính trong dạy học

Việc ứng dụng máy tính và đa phƣơng tiện trong dạy học cần tuân thủ các yêu cầu sau.

(1) Bảo đảm nguyên tắc dạy học tích cực.

Việc thiết kế bài giảng của giáo viên trên máy tính điện tử phải tạo ra các tình huống học tập một cách tích cực và tăng cƣờng khả năng ứng dụng, tạo điều kiện cho ngƣời học cùng tham gia với chƣơng trình trên máy tính, đồng thời cũng không nên quá lạm dụng máy tính điện tử.

(2) Đảm bảo không phủ nhận vai trò của ngƣời giáo viên

Hệ thống mạng của máy tính giúp cho ngƣời học thu thập đƣợc nhiều kiến thức mà không cần tới lớp thông qua các hệ đào tạo từ xa giúp cho ngƣời học tăng cƣờng khả năng tự học tập, tự đào tạo tuy nhiên máy tính chỉ mang tính chất công cụ, là phƣơng tiện hỗ trợ nhằm tăng cƣờng hiệu quả các tình huống trong học tập cụ thể.

(3) Khai thác sử dụng máy tính phù hợp với các tình huống dạy học - Khả năng lƣu trữ và cập nhật nhanh những khối lƣợng thông tin lớn. - Khả năng liên kết nhanh chóng với nhiều kênh thông tin khác nhau nhƣ đồ họa các tranh ảnh, chữ viết, âm thanh.

- Khả năng gia công và xử lý thông tin để chuyển đổi thành tài liệu dạy học.

- Khả năng mô phỏng các hiện tƣợng các quá trình trừu tƣợng, khó quan sát trong thực tế.

- Khả năng liên kết một cách nhanh chóng các phƣơng tiện khác nhau để phối hợp trình bày một cách thuận tiện.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

Câu 1: Hãy trình bày khái niệm “phƣơng tiện dạy học” và giải thích các chức năng của phƣơng tiện dạy học, từ đó giải thích vai trò của phƣơng tiện dạy học trong giảng dạy kỹ thuật.

Câu 2: Hãy trình bày một số cách phân loại phƣơng tiện dạy học phổ biến.

Câu 3: Hãy phân tích khả năng của các kênh thu nhận thông tin.

Câu 4: Hãy giải thích tính chất hiệu quả của các loại phƣơng tiện dạy học theo tháp kinh nghiệm của Dale.

Câu 5: Hãy giải thích phạm vi sử dụng và các chức năng của phƣơng tiện nhìn.

Câu 6: Trình bày và cho ví dụ các loại phƣơng tiện nhìn: phƣơng tiện nhìn tĩnh không gian hai chiều, phƣơng tiện nhìn không gian ba chiều.

Câu 7: Hãy phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa phƣơng tiện dạy học trong giảng dạy kỹ thuật.

Câu 8: Hãy trình bày những tiêu chuẩn đánh giá phƣơng tiện dạy học trong việc lựa chọn phƣơng tiện dạy học.

Câu 9: Hãy trình bày các nguyên tắc sử dụng phƣơng tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Câu 10: Hãy trình bày khái niệm “đa phƣơng tiện” trong dạy học và tính chất của đa phƣơng tiện.

Câu 11: Hãy phân tích các chức năng, vai trò của máy vi tính và đa phƣơng tiện trong dạy học.

Câu 12: Hãy trình bày các nguyên tắc sử dụng máy vi tính và đa phƣơng tiện trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.] Arnold R, Lipsmeier A, Ott H: Berufspaedagogik Kompakt. Cornelsen - 1998

[2.] Bernd Meier & Nguyen Van Cuong (2011): Lý luận dạy học kỹ thuật - Phƣơng pháp và quá trình dạy học. C Eigenverlag, Berlin - 2011

[3.] Bloom, Benjamin: Taxonomy of Education Objectives, Hanbook I and II, New York - 1956/1964.

[4.] Bruner, J.S.: Learning Through Experience and Learning Through Media. In: Olson, Media and Symbols. The 73rd Yearbook of the NSSE, I, Chikago - 1974

[5.] Bührdel, Reibetanz,Tölle: Unterrichtsmethodik Maschinenwesen. VEB Verlag Technik Berlin – 1988.

[6.] Decker: Grundlagen und neue Ansaetze in der Weiterbildung - 1984

[7.] Dƣơng Phúc Tý: Phuơng pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp - Dùng cho giảng viên và sinh viên ngành sƣ phạm kỹ thuật nghề nghiệp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2007

[8.] FLECHọC SINHIG, Karl-Heinz: Was ist Multimedialität? In: LEARNTEC ´94 (Beck, U.; Sommer, W. (Hrsg.). Tagungsband Europ. Kongreß für Bildungstechnologie. NXB Springer -1995. [9.] Gujons,H.: Handlungsorientiert lehren und lernen:

Projektunterricht und Schueleraktivitọt. Bad Heilbrunn -1997. [10.] Hering, Dietrich: Zur Fasslichkeit naturwissenschaftlicher und

technischer Aussagen. EIne Einführung in das Problem der Wissensdchaftlichkeit und Faßlichkeit der Aussagen im naturwissenschaftlichen und technischen Unterricht. Beiträge zur Theorie und Praxis der Berufausbildung. Heft 2. Volk und Wissen, Berlin – 1959.

[11.] Klafki Wolfgang: Neue Studien zur Bildungstheorie und Didaktik. Weinheim -1983

[12.] Klingberg, L.: Einfuehrung in die Allgemeine Didaktik. Volk und Wissen Verlag Berlin – 1982.

[14.] Nguyễn Thụy Ái: Phƣơng pháp dạy kỹ thuật, ĐHSPKT - 1983 [15.] Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi: Phƣơng

pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục -1999 [16.] Nguyễn Văn Tuấn: Phƣơng pháp dạy học (giáo trình). Đại học Sƣ

phạm Kỹ thuật, TP.HCM - 2007

[17.] Phan Huy Ngọ: Dạy học và phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm - 2005

[18.] R. Nashan, B. Ott: Unterrichtspraxis. Ferd. Dümmlers Verlag, Bonn - 1995

[19.] Robert F. Mager: Lernziele und Unterricht. Beltz, Weinheim – 1994. [20.] Ropohl, Günter: Eine Systemtheorie der Technik. Carl Hanser

Verlag Muenchen Wien – 1979.

[21.] Tô Xuân Giáp: Phƣơng tiện dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục – 1997- trang 43-45

[22.] Wolfgang Mausolf, Gunter Patzold: Planung und durch fuehrung beruflichen Unterrichts, Verlag W.Girardet, Essen - 1982.

Giáo trình

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT

TS. Nguyễn Văn Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM Số 3 Công trường Quốc tế, Quận 3, TP. HCM

ĐT: 38 239 172 - 38 239 170 Fax: 38 239 172 E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn



Chịu trách nhiệm xuất bản

TS. HUỲNH BÁ LÂN

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm về tác quyền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Biên tập

PHẠM ANH TÚ

Sửa bản in

PHẠM THỊ BÌNH

Thiết kế bìa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM GT.01.GD(V)

ĐHQG.HCM-12

155-2012/CXB/537-08/ĐHQGTPHCM

GD.TK.463-12 (T)

In 300 cuốn khổ 16 x 24cm, tại Công ty TNHH In và Bao bì Hưng Phú. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 155-2012/CXB/537- 08/ĐHQGTPHCM. Quyết định xuất bản số: 146/QĐ-ĐHQGTPHCM/ cấp ngày 14/9/2012 của Nhà xuất bản ĐHQGTPHCM. In xong và nộp lưu chiểu Quí IV năm 2012.

9 786047 312610

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)