Phƣơng pháp kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 97 - 100)

3. CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LOGIC

3.4. Phƣơng pháp kế thừa và phát triển

Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành theo kiểu thiết kế đi từ nội dung chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nó tạo ra điều kiện để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Đối tƣợng dần dần đƣợc làm sáng tỏ thông qua các bƣớc giải quyết từng bộ phận có tính kế thừa và phát triển. Phƣơng pháp này có hai loại: phƣơng pháp lịch sử phát triển và phƣơng pháp logic kế thừa phát triển. Phƣơng pháp lịch sử phát triển dùng để dạy những nội dung về sự phát triển của một đối tƣợng nào đó. Phƣơng pháp logic kế thừa phát triển đƣợc vận dụng trong giảng dạy những nội dung mang tính thiết kế. Bản chất của nó là sự giải quyết các vấn đề có tính kế thừa và phát triển tuân theo đƣờng kim chỉ nam định hƣớng. Hƣớng của đƣờng kim chỉ nam là phụ thuộc vào các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật công nghệ, môi trƣờng, an toàn, thẩm mỹ, dễ sử dụng...

Cấu trúc của con đƣờng logic kế thừa phát triển:

Nội dung chƣa hoàn thiện Nội dung hoàn thiện

Hình 19: Cấu trúc phương pháp kế thừa phát triển

Ở đây đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các xung lƣợng giải quyết để tạo sự chú ý và động não của học sinh. Học sinh phải biết lập luận, nhận biết các mâu thuẫn. Sự diễn đạt các câu hỏi phải sao cho có tính kế thừa. Quá trình phát triển kế thừa có thể kéo dài cho đến khi tìm đƣợc kết quả cuối cùng.

Cấu trúc của phƣơng pháp:

Hình 20: Cấu trúc phương pháp logic kế thừa và phát triển

Phạm vi sử dụng của phƣơng pháp: Phƣơng pháp này phù hợp

với những bài giảng mà đối tƣợng lĩnh hội có tính chất phát triển nhƣ thiết kế, xây dựng quy trình lao động, nghiên cứu phát hiện lại....

Giáo viên

Giáo viên – Học sinh Học sinh – Giáo viên

Giáo viên Học sinh Tình huống mới Phân tích tình huống có vấn đề Phát hiện các nguyên tắc giải quyết Đúng Sai Lập luận, bảo vệ, tiếp thu Phân tích Kết quả VĐ GQ a1 GQ a3 GQ a2 GQ b3 GQ b2 GQ b1 Đƣờng kim chỉ nam

Ví dụ bài dạy thiết kế bố trí dao cắt:

Hình 21: Bố trí dao cắt

Bước 1: Giải thích tình huống ban đầu: Khi cắt sắt, đối tƣợng cắt

đƣợc hai lƣỡi kéo cắt tách rời ra. Chuyển động của hai lƣỡi kéo ngƣợc chiều nhau.

Bước 2: Triển khai đưa thêm dữ liệu nội dung cho nội dung hiện tượng cơ bản:

- Để cho dễ cắt, giảm nhẹ lực cắt thì hai lƣỡi dao phải thế nào?

 có hai mặt phẳng tự do trƣợt qua nhau.

- Ngƣời ta tăng góc tự do của dao cắt lên (nghiêng một chút) thì nhƣ vậy ma sát giữa hai mặt trƣợt thế nào?

 giảm đƣợc lực ma sát giữa mặt tự do và mặt cắt của vật cần cắt, giảm đƣợc độ mài mòn dao và tăng đƣợc tuổi thọ của dao.

- Để cho hai lƣỡi dao khỏi đụng vào nhau tránh đƣợc sự sứt mẻ ta làm thế nào?

 giữa hai mặt phẳng trƣợt của hai dao có một kẽ hở nào đó. Độ lớn của nó phụ thuộc vào độ dày của đối tƣợng cần cắt.

- Dao cắt lúc đầu tác động lên bề mặt vật cắt một lực làm xảy ra quá trình biến dạng ở đƣờng cắt và hình thành một rãnh. Sau đó dao tiếp tục cắt sâu vào vật cần cắt làm xảy ra quá trình cắt vật liệu và khi đạt đến điểm giới hạn gãy thì xảy ra quá trình gãy đứt. Khi hai dao cắt thì ở đấy xuất hiện hai lực mô men của lực Fa và Fh có thể làm chi tiết gia công bị nghiêng và dẫn đến khó cắt. Có giải pháp nào để khắc phục?

 Cần phải có chi tiết đỡ lấy chi tiết gia công nhằm chống lại mô men đó.

Bước 3: Hình thành lên kết quả cuối cùng:

Hoàn thiện lại kết quả (sơ đồ hình dạng bố trí dao cắt), giải thích phạm vi, yêu cầu của kéo cắt sắt:

- Lực cắt rất lớn và tác động đột ngột,

- Không có sự biến dạng nào ở chi tiết gia công, - Độ dài cắt bị giới hạn bằng độ dài của dao cắt.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)